Cách để cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 02 tháng 2 2021

| bởi CTW.vn

image

Sự hài lòng của nhân viên là thuật ngữ dùng để mô tả việc liệu nhân viên có hài lòng và được thỏa mãn các mong muốn và nhu cầu của họ trong công việc hay không. Nhiều khảo sát cho thấy sự hài lòng của nhân viên là một yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, quá trình hoàn thành mục tiêu, tiết kiệm chi phí, sự hài lòng của khách hàng, năng suất của nhân viên, tinh thần tích cực của nhân viên và hơn thế nữa là sự hài lòng về nơi làm việc.

Sự hài lòng của nhân viên, đồng thời là mặt tích cực trong tổ chức của bạn, nhưng cũng có thể trở thành vấn đề nếu những nhân viên "an phận", họ ở lại vì họ hài lòng và hạnh phúc với môi trường làm việc của bạn. (Tuy nhiên, chắc chắn rằng, nếu bạn chấp nhận việc những nhân viên "an phận" vẫn ở lại tổ chức của bạn, thì đây là một câu chuyện hoàn toàn khác cần kỹ năng quản lý hiệu suất hiệu quả và phản hồi mang tính xây dựng.)

Các yếu tố góp phần vào sự hài lòng của nhân viên

Các yếu tố góp phần vào sự hài lòng của nhân viên bao gồm tôn trọng nhân viên, thường xuyên công nhận đóng góp của nhân viên, trao quyền cho họ, đề nghị các phần thưởng và mức lương cao hơn mức trung bình của ngành, trao cho nhân viên một số đặc quyền và để họ tham gia vào hoạt động của công ty, và quản lý tích cực trong khuôn khổ thành công của mục tiêu, những công cụ đo lường và kỳ vọng.

Một điều quan trọng với sự hài lòng của nhân viên là việc những nhân viên hài lòng phải thật sự làm việc và đóng góp những gì mà người sử dụng lao động cần. Nếu không, tất cả những gì người chủ làm để cung cấp một môi trường làm hài lòng nhân viên đều là vô ích.

Đo lường sự hài lòng của nhân viên

Sự hài lòng của nhân viên được đo lường theo những phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp số học như như tỷ lệ giữ chân nhân viên, sự hài lòng của khách hàng và khả năng thu hút nhân viên cấp trên. Nó cũng được đo lường trong nội bộ công ty theo cả hai cách.

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Sự hài lòng của nhân viên thường được đo lường bằng cách sử dụng các cuộc khảo sát ẩn danh về sự hài lòng của nhân viên, và được thực hiện định kỳ cho tất cả các thành viên của tổ chức để đánh giá sự hài lòng của nhân viên.

Trong một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của nhân viên được xem xét ở các khía cạnh như:

  • Hiệu quả quản lý
  • Hiểu biết về sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức và những điểm phù hợp của nhân viên với định hướng này
  • Trao quyền bởi ban lãnh đạo và những kỳ vọng của tổ chức
  • Làm việc nhóm trong nhóm và với đồng nghiệp
  • Minh bạch và hiệu quả truyền thông
  • Tương tác đồng nghiệp và các mối quan hệ
  • Khả năng giải quyết các vấn đề của khách hàng và cung cấp dịch vụ xuất sắc
  • Quyền lợi của ban lãnh đạo và tiềm năng lãnh đạo
  • Ý thức về cơ hội phát triển cả về công việc và bản thân

Các khía cạnh của sự hài lòng của nhân viên được đo lường khác nhau giữa các công ty.

Các cuộc họp với nhân viên

Phương pháp thứ hai được sử dụng để đo lường sự hài lòng của nhân viên là gặp gỡ các nhóm nhỏ nhân viên và trao đổi trực tiếp với những câu hỏi giống nhau, sau đó thực hiện các bước tương tự như phương pháp thứ nhất. Tùy thuộc vào văn hóa của công ty và liệu nhân viên có thoải mái trả lời hay không mà một trong hai phương pháp có thể cho các nhà quản lý và nhân viên biết thêm về  mức độ hài lòng của nhân viên công ty.

Lưu ý: Một kiểu họp khác xảy ra khi một cá nhân được hỏi lý do họ ở lại công ty. Được gọi là phỏng vấn ở lại (“stay interview”), qua đó, nhân viên thường cung cấp thông tin hữu ích mà quản lý trực tiếp, phòng nhân sự có thể dựa vào đó và có hướng xử lý phù hợp.

Phỏng vấn nhân viên nghỉ việc là một cách khác để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên, bởi những nhân viên hài lòng hiếm khi rời công ty. Bạn sẽ muốn khám phá lý do tại sao nhân viên lại chọn nghỉ việc. Câu hỏi quan trọng cần đặt ra là "điều gì khiến nhân viên muốn bắt đầu tìm kiếm một công việc mới?" và "lý do trước đây bạn chọn ứng tuyển vào công ty?".

Làm thế nào để Khảo sát Sự hài lòng của Nhân viên một cách thành công


Các phương pháp khám phá sự hài lòng của nhân viên thường được các tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng để đo lường sự yêu thích và chấp thuận của một nhóm các bên liên quan cụ thể đối với dịch vụ, môi trường làm việc, văn hóa hoặc việc làm của họ. Đặc biệt, khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên là khảo sát được sử dụng thường xuyên nhất.

Ví dụ, khảo sát mức độ hài lòng là một loạt các câu hỏi mà nhân viên trả lời để nhà tuyển dụng biết nhân viên cảm thấy thế nào hoặc trải nghiệm môi trường làm việc và văn hóa công ty ra sao. Bảng câu hỏi thường đưa ra cả câu hỏi đánh giá mức độ về một khía cạnh cụ thể của môi trường làm việc và câu hỏi mở cho phép họ bày tỏ ý kiến.

Bí quyết: Với những câu hỏi được lựa chọn cẩn thận không có được những câu trả lời cụ thể, người sử dụng lao động có thể cảm nhận được sự hạnh phúc, hài lòng và gắn bó của nhân viên. Khi khảo sát về mức độ hài lòng được áp dụng vào các khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như hàng năm, nhà tuyển dụng có thể theo dõi mức độ hài lòng của nhân viên theo thời gian để xem liệu nó có được cải thiện hay không.

Những khảo sát mức độ hài lòng hiệu quả cần có sự hành động của người sử dụng lao động

Nếu người sử dụng lao động quyết định sử dụng bản khảo sát mức độ hài lòng, họ phải cam kết thực hiện những thay đổi trong môi trường làm việc dựa trên phản hồi của nhân viên đối với bản khảo sát. Đó là điểm mấu chốt đối với những đơn vị sử dụng lao động đang cân nhắc thực hiện một cuộc khảo sát cho nhân viên.

Người sử dụng lao động chọn sử dụng khảo sát mức độ hài lòng với nhân viên phải cam kết báo cáo kết quả cho nhân viên. Ngoài ra, người sử dụng lao động cần cam kết thực hiện các thay đổi đối với môi trường làm việc, với sự giúp đỡ và tham gia của nhân viên và các nhóm nhân viên.

Thông báo một cách minh bạch về những thay đổi, tác động của chúng và kế hoạch trong tương lai, tất cả đều là một phần của quy trình khảo sát mức độ hài lòng tích cực.

Nếu không có giao tiếp minh bạch, báo cáo kết quả và cập nhật cho nhân viên, họ sẽ không tin tưởng vào động cơ của nhà tuyển dụng trong việc thu thập dữ liệu khảo sát. Lâu dần, nhân viên sẽ ngừng trả lời hoặc chỉ trả lời theo cách mà họ tin rằng nhà tuyển dụng muốn nghe. Điều này khiến những dữ liệu được thu thập trong cuộc khảo sát trở nên vô dụng.

Kết luận

Sự tham gia của nhân viên trong việc cải thiện môi trường làm việc dựa trên kết quả khảo sát tạo ra một môi trường chia sẻ trách nhiệm về văn hóa nơi làm việc và những sự đổi mới. Người sử dụng lao động nên tránh để nhân viên tin rằng sự hài lòng trong công việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động mà phải giúp người lao động hiểu đó là trách nhiệm chung của mọi người.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan