Định hướng: Mô hình 9-Box và Mô hình Năng Lực Lãnh Đạo

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 17 tháng 1 2021

| bởi CTW.vn

image

Mô hình 9-Box là một ma trận quản lý tiềm năng (Performance-Potential matrix) được ứng dụng rộng rãi, là một công cụ vô cùng hữu ích cho việc lập kế hoạch kế nhiệm và phát triển. Mặc dù công cụ này đã xuất hiện từ lâu, nhưng có rất ít người thực sự hiểu được sự phức tạp của cơ chế này cũng như giá trị của nó khi lập kế hoạch cho tương lai và phát triển đội ngũ lãnh đạo.

Đơn giản và hiệu quả

Mô hình 9-Box trở nên mạnh mẽ nhờ sự đơn giản và tính hiệu quả của nó. Theo kinh nghiệm của David Lahey, Giám đốc điều hành của Predictive Success, mô hình này hoạt động hiệu quả 95% thời gian và chỉ gặp rắc rối khi dữ liệu giao tiếp không thông suốt. Mô hình bao gồm 9 cái hộp (box) được sắp xếp trên lưới trục x và y, với hiệu suất được đo dọc theo trục x và tiềm năng được đo dọc theo trục y. Vị trí có giá trị lớn nhất là hộp trên cùng bên phải, bao gồm những người xếp hạng cao cả về hiệu suất lẫn tiềm năng. Ngược lại, hộp dưới cùng bên trái là nơi dành cho những người xếp hạng thấp trong cả hai hạng mục.

Minh họa này là chất xúc tác cho cuộc đối thoại mang tính xây dựng và nhờ đó sẽ tạo điều kiện cho việc thảo luận, làm việc theo nhóm cũng như phát triển. Ý tưởng đằng sau ma trận này là bằng cách xác định sự tương đối của mỗi nhân viên trên lưới trục x-y, bạn có thể hiểu rõ hơn vị trí hiện tại của mỗi nhân viên và cả vị trí của họ trong những lần thay đổi tổ chức trong tương lai.

Đối với tất cả các mô hình 9-Box, cần phải hình thành một mô hình năng lực lãnh đạo. Những mô hình lãnh đạo này được tạo ra để làm nổi bật các kỹ năng và hành vi lãnh đạo góp phần vào hiệu suất cao nhất. Khi lập kế hoạch kế nhiệm, cách tiếp cận dựa trên năng lực có thể giúp các tổ chức đưa ra quyết định phù hợp nhất cho các nhà lãnh đạo tương lai của họ.

Giải quyết vấn đề tiềm năng

Việc nhận ra thành tích trong quá khứ của từng nhân viên hiện nay tương đối dễ dàng, nhưng xác định tiềm năng trong tương lai của họ lại là một thử thách phức tạp hơn. Một khó khăn chung mà những người sử dụng mô hình 9-Box gặp phải là định vị chính xác các ứng viên của họ vào ma trận, cũng như xác định chiến lược thực hiện cho kế hoạch bổ nhiệm của họ. Thêm vào đó, sau khi tạo ra mô hình năng lực lãnh đạo, việc xác định ai phù hợp nhất với hình mẫu người lãnh đạo có năng lực nhất của họ thường không hiệu quả.

May mắn là có một số công cụ có sẵn có thể giúp giải quyết những thiếu sót này. Chỉ số Dự đoán (PI) cung cấp một sản phẩm rộng khắp để hỗ trợ việc thực hiện Mô hình năng lực lãnh đạo và Mô hình 9-Box, cũng như xây dựng các chiến lược lập kế hoạch kế nhiệm. Chỉ số Dự đoán (Predictive Index, PI) đã cung cấp phần mềm phân tích hành vi trong hơn 60 năm và đã trải qua các nghiên cứu khoa học nhất quán để đảm bảo tính hợp lệ của các sản phẩm của họ. Điều này đã khiến Chỉ số Dự đoán (PI) trở thành một yếu tố chính trong việc tuyển dụng và quản lý cơ sở hạ tầng của các tổ chức trên toàn thế giới. Dưới đây là một số công cụ đang được sử dụng để bổ sung cho hai mô hình này để đảm bảo ứng dụng hiệu quả và chính xác.

Đánh giá hành vi PI (PI Behavioral Assessment)

Đánh giá Hành vi Chỉ số Dự đoán là một lựa chọn hoàn toàn miễn phí, khảo sát phản ứng kích thích được sử dụng để nắm bắt tính cách thực sự của người dùng. Nhờ những thông tin này, nhà quản lý có thể xác định thông tin hữu ích giúp xác định mức độ phù hợp với công việc, chiến lược quản lý và giao tiếp, kế hoạch giới thiệu, v.v. Đối với mô hình 9-Box, kết quả đánh giá PI có thể được phân tích và diễn giải để hiểu rõ hơn về tiềm năng của mỗi cá nhân về thái độ tôn trọng đối với công việc, dẫn đến việc định vị cũng sẽ chính xác hơn trên ma trận.

Đánh giá nhận thức PI (PI Cognitive Assessment)

Nghiên cứu PI cho rằng khả năng nhận thức giải thích đến gần 26% hiệu suất công việc. Như đã nói, sự nhanh nhạy trong nhận thức của một ứng viên là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tiềm năng của họ. Chỉ số Tiếp thu kiến thức Dự đoán (Predictive Index Learning indicator) là một công cụ đánh giá được sử dụng để thiết lập một kết quả chính xác về khả năng nhận thức của người dùng. Công cụ này cùng với Chỉ số Đánh giá hành vi PI (Behavioral Assessment) sẽ cung cấp cái nhìn chính xác về tiềm năng của một người. Những điều này cùng với kinh nghiệm của ứng viên/nhân viên hiện tại sẽ cho họ vị trí chính xác trên Ma trận 9-Box.

Chương trình Chuyển đổi Lãnh đạo LTP (Leadership Transition Program)

Một khi bạn có thể xác định chính xác vị trí của một nhân viên trong ma trận 9-Box, các chiến lược phải được sử dụng để giúp định hướng nhân viên của bạn tiến tới cải thiện toàn diện và nâng cao trách nhiệm lãnh đạo. Mô hình năng lực lãnh đạo là một công cụ hữu ích để nhận ra các lĩnh vực khác nhau mà nhân viên có thể làm việc nhằm nỗ lực nâng cao năng lực lãnh đạo của họ. Việc nỗ lực tạo ra năng lực lãnh đạo tốt hơn nên trở thành mục tiêu của bất kỳ nhóm hay bất kỳ tổ chức nào và Chương trình Chuyển đổi Lãnh đạo ( Leadership Transition Program) được xây dựng để giúp thực hiện điều đó. Hội thảo kéo dài 4 ngày nhằm cung cấp các chiến lược và ý tưởng để giúp nhân viên và các nhà lãnh đạo hiện tại chuyển đổi sang vai trò lãnh đạo mở rộng, nhằm hỗ trợ tính hiệu quả của cả cá nhân cũng như các nhóm.

Sơ đồ tổ chức

Công cụ này là một công cụ lập kế hoạch kế nhiệm hữu ích vì nó minh họa biểu đồ chuyên sâu của tổ chức ở thời điểm hiện tại song song với việc đánh giá hành vi của mỗi nhân viên. Công cụ này có thể giúp vẽ ra một bức tranh cụ thể để xác định lý do tại sao những nhân viên đang phát triển mạnh hoặc đang tụt hậu trong vai trò hiện tại của họ và cũng như giúp xác định điều gì có thể phù hợp nhất cho các cơ hội thăng tiến.

Tóm lại, mô hình 9-Box là một công cụ hữu hiệu trong quá trình lập kế hoạch kế nhiệm, tuy nhiên, phần mềm phân tích cũng có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thu được những giá trị cao nhất từ ​​ma trận. Thông qua việc sử dụng các đánh giá hành vi và nhận thức của Chỉ số PI, người ta có thể định vị chính xác một cá nhân trên ma trận. Sử dụng mô hình năng lực lãnh đạo, bạn có thể dễ dàng xác định các lĩnh vực mà tổ chức hoặc nhóm có thể dựa vào để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của họ. Với Chương trình Chuyển đổi Lãnh đạo và các sơ đồ tổ chức PI, việc thiết lập các chiến lược phát triển và một kế hoạch kế nhiệm hiệu quả trở thành một quá trình đơn giản và dứt khoát hơn sẽ dẫn đến một sự lãnh đạo đáng mong đợi ở tương lai.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan