25 kỹ năng mềm hàng đầu mà người lao động từ xa cần có vào 2021 — Và 3 cách để có được chúng

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 18 tháng 1 2021

| bởi CTW.vn

image

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra 10 lĩnh vực thích hợp nhất để làm việc từ xa — cũng như các kỹ năng được săn đón nhất của những lĩnh vực đó.

Kỹ năng mềm không mềm như chúng ta vẫn biết. Trên thực tế, chúng có thể khiến sự nghiệp của bạn “được ăn cả ngã về không” — đặc biệt là khi liên quan đến công việc từ xa.

Khi giới chuyên nghiệp bước sang một quy chuẩn mới, làm việc tại nhà, các kỹ năng mềm - được Workable định nghĩa là “những đặc điểm chung giúp nhân viên phát triển ở nơi làm việc, bất kể số thâm niên, vai trò hay ngành nghề của họ” - đã trở thành điều tiên quyết trong việc thuê mướn và quyết định tuyển dụng nhân sự.

Có nhiều công việc từ xa hơn bao giờ hết và cũng có càng nhiều người tìm việc làm từ xa hơn. Đứng giữa tỷ lệ thất nghiệp ổn định và sự linh hoạt về địa lý của công việc từ xa, thị trường lao động đã trở nên bão hòa về số lượng ứng viên, với rất nhiều trong số đó, nhìn chung là có trình độ tương đương nhau.

Có nhiều công việc từ xa hơn bao giờ hết và cũng có càng nhiều người tìm việc làm từ xa hơn. Đứng giữa tỷ lệ thất nghiệp ổn định và sự linh hoạt về địa lý của công việc từ xa, thị trường lao động đã trở nên bão hòa về số lượng ứng viên, với rất nhiều trong số đó, nhìn chung là có trình độ tương đương nhau. Trong một kho hồ sơ ứng viên khổng lồ, kỹ năng cứng là quan trọng, nhưng chính kỹ năng mềm sẽ  giúp bạn vươn lên dẫn đầu.

FlexJobs và PAIRIN gần đây đã đưa ra danh sách 10 lĩnh vực làm việc từ xa hàng đầu trong khoảng thời gian từ 01/03 - 30/11/2020, cùng với tốp 5 kỹ năng mềm của mỗi lĩnh vực. Cho dù bạn đang muốn tham gia vào một lĩnh vực mới hay tiến lên phía trước trong sự nghiệp hiện tại, bài viết này sẽ giúp bạn biết những kỹ năng tạo dựng mối quan hệ và giao tiếp nào có thể hỗ trợ tốt nhất cho kỹ năng chuyên môn của bạn trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn.

Như đã định nghĩa trong phân tích của FlexJobs-PAIRIN, dưới đây là 25 kỹ năng mềm và tố chất hàng đầu để thành công trong công việc từ xa.

1. Trách nhiệm giải trình (Accountability)

“Sẵn sàng phản hồi, chịu trách nhiệm cho các kết quả bằng việc sử dụng các nguồn lực phù hợp, sự chính trực và việc tự giám sát bản thân. ” 

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi làm việc từ xa trong lĩnh vực Y tế & Sức khỏe.

2. Tính quyết đoán (Assertiveness)

“Những xu thế toàn cầu hướng tới việc thể hiện và tương tác với nhau bằng sự mạnh dạn, nhiệt tình và tự tin.” 

Sự quyết đoán rất quan trọng đối với những người làm việc từ xa trong bộ phận Bán hàng, Dịch vụ Khách hàng và Tiếp thị.

3. Hợp tác & Làm việc nhóm (Collaboration & Teamwork)

“Kết hợp sự nỗ lực cũng như các nguồn lực với nhau hướng đến mục tiêu chung. Là làm việc hiệu quả và nhã nhặn với một đội nhóm đa dạng. " 

Các ứng viên cho các vị trí làm việc từ xa trong lĩnh vực Quản lý dự án sẽ cần phải chú trọng vào kỹ năng này.

4. Tuân thủ nguyên tắc (Compliance)

"Xu hướng toàn cầu hướng đến việc duy trì tính tự giác và tuân theo kế hoạch, quy tắc, nguyện vọng và hướng dẫn của một người khác ." 

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với công việc từ xa trong lĩnh vực Y tế & Sức khỏe và Kế toán & Tài chính.

5. Quản lý Xung đột (Conflict Management)

"Khả năng thương lượng và giải quyết bất đồng một cách hiệu quả." 

Khả năng giải quyết bất đồng một cách hiệu quả là điều quan trọng trong mọi lĩnh vực, nhưng đặc biệt là trong lĩnh vực Bán hàng, Kế toán & Tài chính và Dịch vụ Khách hàng.

6. Hợp tác-Thực tế (Cooperative-Practical)

"Khả năng thương lượng và giải quyết bất đồng một cách hiệu quả." 

Khả năng giải quyết bất đồng một cách hiệu quả là điều quan trọng trong mọi lĩnh vực, nhưng đặc biệt là trong lĩnh vực Bán hàng, Kế toán & Tài chính và Dịch vụ Khách hàng.

7. Sáng tạo (Creativity)

“Đam mê tư duy, hành động và thể hiện theo những cách khác với lối mòn. Điều này bao gồm những phát triển từ ý tưởng cá nhân hoặc các biến thể của các kỹ thuật đã biết hoặc hiện có. " 

Các chuyên gia làm việc tại nhà trong lĩnh vực Máy tính & CNTT và Giáo dục & Đào tạo nên thể hiện đặc điểm này.

8. Tư duy phản biện (Critical Thinking)

“Thu thập và đánh giá một cách khách quan các thông tin quan trọng để định hướng cho niềm tin hoặc hành động. Một quá trình tư duy sử dụng phép phân tích, hình thành khái niệm, tổng hợp và đánh giá. " 

Máy tính & CNTT, Kế toán & Tài chính và Phát triển Kinh doanh đều là những lĩnh vực làm việc từ xa rất cần kỹ năng này.

9. Sự năng động (Dynamism)

“Xu thế toàn cầu nhằm tạo ra kết quả thông qua các tư duy và hành động có chủ đích, tháo vát và tràn đầy năng lượng”. 

Đặc điểm này rất quan trọng đối với các chuyên gia làm việc Quản lý dự án từ xa.

10. Giúp người khác tiến bộ hơn/Thúc đẩy người khác (Enriching Others)

"Nhận thức và phản ứng với người khác bằng sự chấp nhận và tôn trọng trong khi hỗ trợ họ phát triển tối đa tiềm năng." 

Các chuyên gia Phát triển Kinh doanh nói riêng nên trau dồi thái độ này khi họ làm việc từ xa.

11. Sự tỏa sáng (Flamboyance)

“Động lực gây ấn tượng hoặc kích thích — để khuấy động người khác thông qua lời nói hoặc hành động.” 

Sự tỏa sáng là một đặc điểm được săn đón trong các lĩnh vực Tiếp thị và Quản trị — và khả năng thể hiện điều đó từ xa thậm chí còn quan trọng hơn.

12. Lãnh đạo có tầm ảnh hưởng (Influential Leadership)

“Khả năng thuyết phục tích cực lựa chọn của người khác bằng cách tập trung vào những gì quan trọng đối với họ và xây dựng sự đồng thuận.” 

Các chuyên gia Bán hàng và Tiếp thị có thể thăng tiến sự nghiệp từ xa của họ bằng cách tập trung vào kỹ năng này.

13. Lãnh đạo Truyền cảm hứng ( Inspirational Leadership)

“Khả năng nâng cao tinh thần, tạo động lực, lấp đầy  và trao cho người khác  tầm nhìn hấp dẫn.” 

Các chuyên gia marketing nên đặc biệt phát triển kỹ năng này trong các mối quan hệ công việc từ xa của họ.

14. Phân tích khách quan (Objective-Analytical)

"Việc tập trung vào logic và đánh giá dựa trên thực tế hơn là dựa vào cảm tính, dẫn đến sự rõ ràng, thấu đáo và hiệu quả." 

Kỹ năng này rất cần thiết trong lĩnh vực Máy tính & CNTT.

15. Sự độc nhất (Originality)

“Khả năng phát minh hoặc hình thành một cách độc lập các ý tưởng, phương pháp hoặc sản phẩm hoàn toàn mới, dù cho chúng có hữu dụng hay không.” 

Khả năng suy nghĩ nguyên bản rất quan trọng trong các lĩnh vực Máy tính & CNTT và Giáo dục & Đào tạo, đặc biệt là trước nhiều thách thức mới do làm việc từ xa.

16. Có quan điểm cá nhân (Perspective)

“Khả năng hiểu biết rộng, phối hợp kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời đưa ra lời khuyên rõ ràng và có ý nghĩa cho người khác. Một khía cạnh của sự khôn ngoan. ” 

Đây là một đặc điểm nữa rất hữu ích trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo.

17. Giải quyết vấn đề (Problem Solving)

"Khám phá, phân tích và giải quyết một loạt các vấn đề lạ lẫm theo cả những cách thông thường và lẫn sáng tạo." 

Các chuyên gia máy tính & CNTT làm việc từ xa nên thể hiện khả năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ.

18. Hiệu quả (Productivity)

“Thiết lập và đáp ứng các mục tiêu, ngay cả khi đối mặt với những trở ngại và áp lực cạnh tranh. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch và quản lý công việc để đạt được kết quả đã định. ” 

Những chuyên gia Quản lý dự án thể hiện được sự hiệu quả của bản thân có thể nâng cao giá trị của công việc từ xa của họ.

19. Quản lý mối quan hệ (Relationship Management)

“Sử dụng nhận thức về cảm xúc của bản thân và của những người khác để khiến các tương tác tốt đẹp hơn”. 

Trong thời đại làm việc từ xa, kỹ năng giao tiếp này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực Quản lý dự án.

20. Mối quan hệ (Relationship)

“Động lực để giữ mối liên hệ thân thiết và luôn chân thành với một hoặc nhiều người khác để thực sự kết nối và tương tác với họ.”

Kỹ năng mềm này được ứng dụng rộng rãi cho làm việc từ xa, đặc biệt trong các lĩnh vực Kế toán & Tài chính, Tiếp thị, Phát triển Kinh doanh và Hành chính.

21. Tự đánh giá (Self Assessment)

"Tự suy ngẫm để xác định điểm mạnh cũng như hạn chế trong các giá trị, khả năng và nguồn lực cá nhân." 

Khả năng này cần thiết nhất ở các chuyên gia Phát triển Kinh doanh.

22. Định hướng dịch vụ (Service Orientation)

"Khả năng dự đoán, xác định và đáp ứng những nhu cầu thường không được mọi người nói ra thông qua việc hỗ trợ, những sản phẩm hoặc các dịch vụ và động lực tạo ra sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng."

Đây là một đặc điểm quan trọng khác đối với nhiều ngành đang chuyển đổi lực lượng lao động sang lao động từ xa, bao gồm Y tế & Sức khỏe, Bán hàng, Dịch vụ Khách hàng và Hành chính.

23. Nhận thức xã hội (Social Awareness)

“Liên hệ và đáp ứng những cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của các cá nhân hay các nhóm xã hội lớn hơn.” 

Các chuyên gia trong các lĩnh vực làm việc từ xa đa dạng như Y tế & Sức khỏe, Bán hàng, Kế toán & Tài chính và Giáo dục & Đào tạo đều có thể có lợi từ việc trau dồi kỹ năng này.

24. Khả năng chịu đựng căng thẳng (Stress Tolerance)

"Có thể chịu đựng áp lực và sự vô định mà không trở nên tiêu cực (ví dụ như: vô vọng, cay đắng hay thù địch) đối với bản thân hoặc đối với người khác." 

Khả năng chịu đựng căng thẳng là rất quan trọng đối với mọi nhân viên làm việc từ xa, đặc biệt là những người làm việc trong các lĩnh vực Dịch vụ Khách hàng, Hành chính và Quản lý Dự án có nhịp độ nhanh.

25. Hỗ trợ (Supportiveness)

“Động lực để hỗ trợ, bảo vệ và cung cấp cho những người khác khi có nhu cầu về tình cảm hoặc thể chất.”

Các chuyên gia Y tế & Sức khỏe, Dịch vụ Khách hàng và Hành chính có thể thăng tiến sự nghiệp làm việc từ xa của họ thông qua đặc điểm mang tính đồng cảm này.

3 bước để trau dồi kỹ năng mềm

Sau khi đọc danh sách trên, có kỹ năng nào khiến bạn suy nghĩ về cơ hội phát triển bản thân không? Chắc là bạn đã biết được những kỹ năng nào mà bạn có thể mài giũa hơn nữa. Vậy bạn bắt đầu như thế nào? Nhà tư vấn phát triển nghề nghiệp của FlexJobs, Brie Reynolds có một số lời khuyên sau đây.

  1. Xác định các kỹ năng mềm mà bạn đã có. Bắt đầu với một đánh giá tích cực sẽ khuyến khích bạn với những tiến bộ mà bạn đã đạt được và thúc đẩy bạn đạt được nhiều kỹ năng mềm hơn. Reynolds nói: “FlexJobs khuyên bạn nên tự kiểm tra bản thân để xác định kỹ năng mềm nào bạn cảm thấy tự tin nhất và kém tự tin nhất.” Việc hỏi những người thân thiết với bạn, chẳng hạn như bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, cũng có thể cung cấp cho bạn hướng đi rõ ràng nhất từ vị trí hiện tại.
  2. Hãy tham gia một lớp học. Reynolds nói: “Có rất nhiều khóa học trực tuyến ngắn và dài hạn miễn phí để giúp bạn củng cố kỹ năng của bản thân. Đó là một nơi để bắt đầu. Sau khi bạn đã hoàn thành khóa học, đã đến lúc thực hành — áp dụng chúng vào công việc và cuộc sống cá nhân của bạn. “Bạn cũng có thể tìm kiếm các nhiệm vụ hoặc dự án mới tại nơi làm việc, hoạt động tình nguyện, ngoài xã hội hoặc ở nhà, nơi bạn có thể sử dụng những kỹ năng mới này.”
  3. Phỏng vấn ai đó có kỹ năng mà bạn muốn. Reynolds nói: “Các cuộc phỏng vấn thu thập thông tin cũng là một cách tuyệt vời để học hỏi từ những người khác, những người đã có sẵn nền tảng kỹ năng mà bạn hướng đến . “Ví dụ, nếu chị dâu của bạn có khả năng chịu đựng căng thẳng tuyệt vời và bạn đã chứng kiến ​​cô ấy giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng, hãy hỏi cô ấy cách tiếp cận với căng thẳng và lời khuyên của cô ấy sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn ở khía cạnh này”.
Tất cả đều dẫn đến kỹ năng giao tiếp

Theo phân tích, các kỹ năng mềm hàng đầu trong hầu hết các ngành bao gồm Tư duy phản biện, Định hướng dịch vụ, Nhận thức xã hội, Quản lý mối quan hệ và Khả năng chịu đựng căng thẳng. Reynolds nói: “Thật thú vị, khả năng giao tiếp hiệu quả là nền tảng cho nhiều trong số những kỹ năng này [...] Giao tiếp là kỹ năng số một mà chúng tôi thấy các nhà tuyển dụng của các đội nhóm làm việc từ xa đang tìm kiếm."

Tại sao giao tiếp lại quan trọng như vậy ở môi trường làm việc ảo? Mối quan hệ tích cực là điều cần thiết cho sự thành công của một nhóm, nhưng việc xây dựng nó qua màn hình có thể khó hơn. Reynolds cho biết: “Hầu hết các nhà tuyển dụng từ xa muốn thuê những chuyên gia có thể làm công việc mà họ được trả lương VÀ xây dựng mối quan hệ làm việc tuyệt vời với đồng nghiệp của họ.

“Điểm mấu chốt là các nhà tuyển dụng đánh giá cao những người có kỹ năng giao tiếp và kết nối cá nhân xuất sắc”.

Trong thị trường việc làm từ xa cực kỳ cạnh tranh ngày nay, nhiều ứng viên sẽ có trình độ chuyên môn và năng lực kỹ thuật tương tự nhau. Và, những kỹ-năng-không-quá-mềm như đã chia sẻ trên đây là thứ có thể khiến bạn trở nên khác biệt — và đặt bạn vào vị trí tốt nhất để có được công việc.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan