7 thói quen để phát triển sự nghiệp

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 02 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

image

Hôm nay chúng ta sẽ nói về cuốn sách “7 thói quen để thành đạt” của Stephen Covey. Tính đến nay, cuốn sách này đã chạm đến cuộc đời của hàng triệu con người và là một trong những cuốn sách thành công nổi tiếng nhất hiện có. Sự thật là có hàng ngàn cuốn sách thành công ngoài kia, vậy thì cuốn sách này khác biệt ở điểm nào? 

Stephen đã nghiên cứu các tài liệu trong 200 năm qua về thành công và tìm thấy một điều khá thú vị.

"Quy chuẩn nhân cách" và "Quy chuẩn tính cách"

Trong 50 năm qua, hầu hết các sách đều tập trung vào “quy chuẩn nhân cách” (personality ethic), như hình tượng trong cách bạn ăn mặc, cách bạn thể hiện trong các tương tác xã hội, các kỹ năng và kỹ thuật thể hiện thái độ tinh thần tích cực để khiến người khác cư xử theo những cách nhất định. Những cuốn sách này tập trung vào cách thể hiện bên ngoài hơn là thực chất bên trong. 

“7 thói quen để thành đạt” áp dụng cách tiếp cận từ trong ra ngoài. Nó tập trung vào đạo đức tính cách hơn là đạo đức nhân cách. Theo lời của Stephen Covey, hầu như tất cả các tài liệu trong khoảng 150 năm đầu tập trung vào những gì có thể được gọi là “quy chuẩn tính cách” (character ethic), như nền tảng cho sự thành công, ví dụ, tính khiêm tốn, chính trực, tiết độ, can đảm, công bằng, kiên nhẫn, chuyên cần, giản dị, khiêm tốn và “Quy tắc vàng” (Golden Rule). Đạo đức tính cách chỉ ra rằng có những nguyên tắc cơ bản để sống hiệu quả và mọi người chỉ có thể trải nghiệm thành công thực sự trong hạnh phúc lâu dài khi họ học và tích hợp những nguyên tắc này vào tính cách cơ bản của họ.

Sự vĩ đại bắt đầu từ trong ra ngoài. Tất nhiên, “quy chuẩn nhân cách” vẫn có chỗ đứng của nó, nhưng tính cách vẫn là nền tảng. “Quy chuẩn nhân cách” cần phải bắt nguồn từ tính cách. “Quy chuẩn nhân cách” có thể bị coi là giả tạo hoặc là giả tạo cho đến khi nó vẫn chưa phải là một phần bắt nguồn từ tính cách. Đôi khi mọi người áp dụng những kỹ thuật nhân cách này để sử dụng và thao túng người khác nhằm đạt được mục tiêu và đường hướng của riêng họ. Về lâu dài, mọi người cuối cùng sẽ nhìn thấu được sự lặp đi lặp lại có chủ đích này. Nhưng, bạn không thể giả mạo quy chuẩn tính cách.

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về bức tranh tổng thể các khái niệm này, hãy tưởng tượng một tảng băng trôi với “quy chuẩn nhân cách” thì ở trên mặt nước còn “quy chuẩn tính cách” thì ở dưới mặt nước. “Quy chuẩn tính cách” tạo thành nền tảng, là nơi có tác động lớn nhất về lâu dài, là nơi bạn gieo những hạt giống vĩ đại. Vấn đề là mọi người không tập trung vào nền tảng mà tập trung vào phần nổi. Họ tìm kiếm các phím tắt (shortcuts) và các bản sửa lỗi nhanh (quick fixes). Nhưng, không có phím tắt, không có chương trình sửa lỗi nhanh nào cả. Dù vậy, nếu bạn chịu khó và áp dụng những thói quen sau đây, bạn sẽ hoàn toàn đạt được mục tiêu và giúp phát triển các mối quan hệ của bạn tốt hơn.

Đó đã là một đoạn giới thiệu rất dài nhưng vẫn rất cần thiết để có thể hiểu các nguyên tắc nền tảng của cuốn sách này. Bây giờ thì, chúng ta hãy bắt đầu đi vào nội dung của “7 thói quen để thành đạt”!

Thói quen thứ nhất: Luôn chủ động (Be proactive).

Chúng ta hãy xem xét một thứ gọi là “vòng tròn quan tâm” và “vòng tròn ảnh hưởng”. “Vòng tròn quan tâm” bao gồm tất cả những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, như thời tiết, chính trị, những gì mọi người nghĩ về bạn, nền kinh tế, sai lầm và ý kiến ​​của người khác. “Vòng tròn ảnh hưởng” bao gồm tất cả những điều bạn có thể kiểm soát: thái độ của bạn, những gì bạn đọc, những kỹ năng bạn học được, sự nhiệt tình của bạn, cách bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi và ai là người bạn dành thời gian cùng, thói quen và sở thích của bạn, v.v. Như đề cập trong sách, có hai cách để sống, hoặc “bị động” hoặc “chủ động”.


Những người “bị động” phàn nàn về những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Môi trường và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu suất và tâm trạng của họ. Ngoài ra, họ không hành động hay sự sở hữu đối với những thứ mà họ có thể kiểm soát.

Trong khi đó, kiểu người “chủ động” nhận ra rằng cuộc sống của họ được tạo ra bởi những quyết định của họ, chứ không phải các điều kiện bên ngoài. Những người “chủ động” không phàn nàn về những điều họ không thể kiểm soát. Ngoài ra, họ cũng hành động để cải thiện những thứ mà họ có thể kiểm soát. Những người “chủ động” hiểu rằng, đôi khi, chúng ta có thể không kiểm soát hoàn toàn một tình huống nào đó, nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta phản ứng với tình huống đó.

Hãy xem một ví dụ tiêu biểu về cách một người “chủ động” và một người “bị động” phản ứng với cùng một tình huống. Hai người làm một bài kiểm tra và sau đó cả hai đều trượt. Một người đổ lỗi cho một giáo viên và từ bỏ, người kia nhận trách nhiệm và quyền làm chủ đối với sự việc xảy ra, sau đó học tập chăm chỉ hơn và cố gắng hoàn thiện bản thân. Người “bị động” phàn nàn về việc giáo viên tồi tệ như thế nào. Người “chủ động” lại tự đặt câu hỏi “Tôi có thể làm gì?”, và nhìn lại bản thân trước tiên hết, thay vì đổ lỗi và phàn nàn.

Đừng tập trung vào những gì bạn không thể kiểm soát. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát. Hãy chịu trách nhiệm và ghi nhớ rằng khi bạn trở nên chủ động hơn trong “vòng tròn ảnh hưởng” của mình, nó sẽ lớn dần lên và bạn có thể đem đến nhiều sức mạnh hơn vào cuộc sống. 

Ngay cả khi bạn chỉ thực hiện một thói quen trong số “7 thói quen để thành đạt”, hãy chọn thực hiện thói quen này. Chỉ riêng thói quen thứ nhất này thôi cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn. Trong cuộc sống, bạn hoặc hành động hoặc bạn phản ứng.

Thói quen thứ hai: Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định (Begin With The End In Mind).

Tất cả mọi thứ được tạo ra hai lần, lần đầu tiên là trong tâm trí bạn và lần thứ hai là trong thế giới thực. Vì vậy, trước tiên hãy nhìn vào cách nó được tạo ra trong tâm trí. Để đến được nơi bạn muốn đến trong đời, bạn cần phải có một tấm bản đồ. Bạn cần xác định mục tiêu cuộc sống, điểm đến và cả kế hoạch làm thế nào để đạt được điều đó. Nếu không, bạn sẽ chỉ lang thang không mục đích trong cuộc sống. 

Vậy, bạn muốn đi đâu trong cuộc sống? Bạn đã ngồi xuống và xác định rõ ràng cách mà bạn muốn sống hay chưa? Bạn có biết bản thân muốn ở đâu trong 5, 10 hay 15 năm tới không? Nếu câu trả lời là không, thì bạn đang lang thang không mục đích theo ý thích của những người khác.


Nói theo một cách khác, hãy hình dung cuộc sống của bạn giống như một chiếc thang, bạn đang leo lên nấc thang của cuộc sống, làm việc chăm chỉ để làm những điều đúng đắn và tiến bộ hơn trên từng nấc thang một, tháng qua tháng, năm qua năm. Sau đó, khi bạn lên đến nấc thang cuối cùng, bạn đột nhiên nhận ra rằng chiếc thang của bạn đã dựa vào nhằm bức tường suốt thời gian qua. 

Rất nhiều người đang sống cuộc sống của họ như thế này. Họ không có tầm nhìn cho cuộc sống. Họ không có cái mà tác giả Steven gọi là “Tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân”. Bạn cần cố gắng có ý thức về nơi bạn muốn đến. Nếu không, người khác sẽ kiểm soát cuộc sống của bạn và nơi bạn sẽ đến.

Đó là lý do tại sao thói quen này rất quan trọng. Bạn cần phải tìm ra điểm đến của bản thân trước và hướng tới nó sau. Nếu bạn không thực sự rõ ràng về mục đích của bản thân thì hãy nghĩ đến giai đoạn cuối đời của bạn. Bạn muốn được nhớ đến như thế nào? Tại sao bạn muốn được nhớ đến vì điều đó? Hãy tìm ra mục đích của bạn và đảm bảo rằng nó có một nền tảng vững chắc ở đằng sau, không phải là thứ gì đó như có nhiều tiền, mà là thứ mà bạn có đam mê thực sự. Bạn không được sinh ra để kiếm tiền mua đồ rồi chết đi. Bạn có gì đó để đóng góp cho thế giới, bạn có thể gia tăng giá trị, vì vậy hãy tìm hiểu xem đó là gì. Thay vì hỏi cuộc sống có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi rằng bạn có thể làm gì cho cuộc sống?

Hãy dành thời gian để suy nghĩ về mục đích của bạn, nghĩ về giá trị của bạn và viết chúng ra giấy. “Tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân” của bạn có thể đơn giản như của Will Smith: “Tôi muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn vì tôi đã ở đây”. Rất đơn giản. Và những gì bạn làm là giữ cho “tuyên ngôn sứ mệnh” này ở vị trí hàng đầu trong tâm trí. Bất cứ khi nào bạn đưa ra quyết định, hãy xem quyết định đó có tương thích và phù hợp với “tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân” của bạn hay không. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Bạn sẽ có thể điên cuồng tạo ra cuộc sống lý tưởng và di sản của bạn. Nó có thể là bất cứ điều gì bạn muốn. Hãy có hoài bão và khát khao lớn, đừng kìm hãm bản thân. 

Phần lớn thời gian, thứ kìm hãm chúng ta lại là chính bản thân chúng ta, vì vậy đừng để sự thiếu tự tin cản đường. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, vì vậy hãy xác định cách bạn muốn cuộc sống của bạn ngay từ bây giờ. Đừng để quá khứ hay bất cứ điều gì khác kìm hãm hay cản đường bạn. Bạn chính là người viết kịch bản, là lập trình viên cho cuộc sống của bản thân bạn, chứ không ai khác.

Thói quen thứ ba: Ưu tiên cho những điều quan trọng (Put First Things First). 

Nếu thói quen thứ hai nói rằng bạn là lập trình viên, thì thói quen thứ ba là lúc bạn viết chương trình. Đây là sự sáng tạo thứ hai được nhắc tới trong thói quen thứ hai - Tất cả mọi thứ được tạo ra hai lần, lần đầu tiên là trong tâm trí bạn và lần thứ hai là trong thế giới thực. Thói quen ba, “Ưu tiên cho những điều quan trọng”, là nơi bạn thực hiện các bước và hành động cần thiết để biến tầm nhìn của bạn thành hiện thực. Đây là nơi chúng ta bắt đầu kiểm tra các công việc và thói quen hàng ngày. 

Hãy tự hỏi bản thân điều gì là quan trọng nhất đối với bạn trong thời điểm này. Đó có thể là người quan trọng của bạn, hoàn thành việc học, cải thiện sức khỏe của bạn hoặc thời gian bên gia đình, v.v Đó không phải là việc cập nhật tình trạng của người khác trên mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Vậy tại sao chúng ta lại mất quá nhiều thời gian để làm những việc vô bổ này? Chúng ta cần tập thói quen ưu tiên cho những điều quan trọng. Dành thời gian để tập trung vào những gì thực sự quan trọng và tập trung nỗ lực vào những gì sẽ đưa chúng ta đến nơi chúng ta muốn trong cuộc sống. Thật vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi về cách bạn đang sống và những thói quen trong cuộc sống của bạn.

Tất cả chúng ta đều rơi vào vòng luẩn quẩn của việc thức dậy muộn, ăn uống kém dinh dưỡng, đi làm trễ, bon chen trong dòng người chen chúc vì ùn tắc giao thông, không có tổ chức trong công việc và bị kéo theo hàng nghìn hướng khác nhau. Rồi sau đó, chúng ta trở về nhà, ăn đồ ăn nhanh vì quá mệt mỏi và sau đó chìm vào giấc ngủ lúc tối muôn vì lỡ theo dõi chương trình TV vô bổ nào đó. Và, sau đó chúng ta lại tiếp tục thức dậy muộn vào ngày hôm sau để lặp lại mọi thứ lần nữa. Đây là ví dụ hoàn hảo về việc không ưu tiên cho những điều quan trọng.

Hầu như tất cả chúng ta, nếu rơi vào tình huống kể trên, đều cần được giúp đỡ một chút trong việc quản lý thời gian. Và, có rất nhiều việc phải làm để thay đổi vòng luẩn quẩn các thói quen xấu đó. Làm thế nào để chúng ta quản lý thời gian một cách hiệu quả? Thông thường, tất cả chúng ta sẽ viết mọi thứ vào một danh sách dài dằng dặc các việc cần làm và có xu hướng thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới mà không có ưu tiên thực sự. Đây không phải là cách. Hoặc cũng có thể bạn sắp xếp mọi thứ trên lịch biểu, đó là một cách làm khá tốt, nhưng chỉ cần một sự gián đoạn, toàn bộ lịch trình có thể bị phá vỡ. Bạn cũng có thể thử lập kế hoạch hàng ngày dựa trên các ưu tiên, nhưng, một lần nữa, một sự gián đoạn hay thay đổi đột ngột có thể làm rối tung mọi thứ. Hầu hết chúng ta rơi vào cách quản lý thời gian như thế.
Nhưng vẫn có một cách khác. Cách tốt nhất là phân loại công việc theo mức độ khẩn cấp và quan trọng. Stephan đã phát triển một biểu đồ bốn góc đầy thú vị cho việc này. Bạn cần phân loại thành các mục như sau:

  • Góc phần tư đầu tiên là “khẩn cấp và quan trọng”, gồm các trường hợp khẩn cấp, cấp bách và liên quan tới tư duy phản ứng. 
  • Góc phần tư hai là “không khẩn cấp và quan trọng” dành cho những thứ như sức khỏe, tập thể dục, dành thời gian cho gia đình và các mối quan hệ khác. Chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào góc phần tư thứ hai này. Đây là những hoạt động thường bị bỏ qua, nhưng lại là nơi chúng ta tìm thấy thành công trong sự cân bằng và tăng trưởng. 
  • Góc phần tư thứ ba là “hoạt động không quan trọng và khẩn cấp”. Hầu hết chúng ta đều dành thời gian ở đây. Đó là những tác nhân gây gián đoạn như một số cuộc họp, một số cuộc gọi điện thoại và tình huống khẩn cấp của người khác. 
  • Góc phần tư thứ tư là “không quan trọng và không khẩn cấp”. Đây là một sự lãng phí thời gian khiến công việc bận rộn như các email, các cuộc gọi điện thoại và tương tự.

Bạn có nhớ ví dụ ở trên về một người “bị động” và không có tổ chức hay không? Bây giờ, hãy xem một ví dụ về một người biết “ưu tiên cho những điều quan trọng”. 

Joe dậy sớm tập thể dục trong 30 phút, ăn một bữa sáng lành mạnh, đi làm sớm và có một chuyến đi suôn sẻ và vui vẻ. Sau đó, Joe làm những việc quan trọng và không khẩn cấp trong phần tư hai và anh làm việc trong các trường hợp khẩn cấp, nếu cần. Sau đó anh giao quyền các hoạt động ở phần tư thứ ba cho người khác và từ chối các nhiệm vụ ở góc phần tư thứ tư. Joe ăn trưa trong thư giãn, thoải mái và suy nghĩ về phần còn lại trong ngày cũng như lên kế hoạch cho buổi tối. Vào cuối ngày làm việc, anh ấy sẽ chốt các công việc và lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Anh ấy về nhà và chuẩn bị một bữa ăn tối lành mạnh, sau đó, anh có thể đọc sách trước khi ngủ. Anh ấy dường như có nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ và nhìn lại cuộc sống, anh ấy lên kế hoạch về nơi anh ấy muốn đến và con người anh ấy muốn trở thành.

Về cơ bản, những gì chúng ta làm ở thói quen thứ hai bắt đầu từ những gì chúng ta nghĩ sau cùng. Nếu bạn nhìn vào hai ví dụ này, đó là một sự khác biệt rất lớn. Không ai, khi hấp hối trên giường bệnh, lại mong muốn họ đã có thể dành nhiều thời gian hơn cho công việc hay Facebook. Đúng không? Vì vậy, một lần nữa, hãy tập trung vào những gì quan trọng đối với bạn và ưu tiên thời gian cho chúng. Hãy cam kết với chúng.

Các thói quen còn lại

Bây giờ, ba thói quen đầu tiên là “Luôn chủ động”, “Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định”, và “Ưu tiên cho những điều quan trọng” đều chuyển bạn từ vị trí phụ thuộc sang độc lập. Chúng nói về việc tự làm chủ bản thân. Chúng giúp bạn trở nên hiệu quả hơn với tư cách là một cá nhân riêng biệt bằng cách phát triển mục đích và giá trị của sức mạnh nội tâm.

Ba thói quen còn lại trong phần tiếp theo sẽ giúp bạn chuyển từ độc lập sang phụ thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau là mức độ cao nhất của cái mà Stephen Covey gọi là sự tiếp nối của sự trưởng thành. 

Sự tiếp nối của sự trưởng thành bao gồm ba cấp độ: phụ thuộc, độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc giống như mối quan hệ giữa con và mẹ, hoặc thậm chí đôi khi giữa sếp và nhân viên, nếu nhân viên thiếu sức mạnh, giá trị và mục đích nội tại. Cầu nối chuyển từ phụ thuộc sang độc lập là thái độ của bạn. Bạn cần phải có ba thói quen đầu tiên đó là “Luôn chủ động”, “Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định”, và “Ưu tiên cho những điều quan trọng”. Đó là thái độ của “tôi”.

Hầu hết mọi người nghĩ rằng độc lập là mức cao nhất, nhưng trên thực tế, sự phụ thuộc lẫn nhau mới là mức cao nhất. Sự phụ thuộc lẫn nhau là nơi bạn suy nghĩ như một phần của tập thể, một thành viên của đội nhóm. Hãy nghĩ về gia đình, hãy nghĩ đến hôn nhân, một tâm lý đồng đội. Chúng ta cùng nhau hoàn thành những gì chúng ta muốn. Đó là thái độ của “chúng tôi”.

Chúng ta có thể kết hợp tài năng và khả năng của mỗi cá nhân để làm nên điều gì đó tốt hơn nữa. Các thói quen để thành đạt còn lại, từ thói quen thứ tư đến thói quen thứ sáu, sẽ giúp bạn làm việc với mọi người, như cách hiểu nhu cầu của mọi người, cách đồng cảm và cách hợp tác. Và hãy nhớ rằng, bạn phải chuyển từ phụ thuộc sang độc lập trước khi có thể thực sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, hãy tiếp tục rèn luyện và theo dõi phần 2 của bản tóm tắt này để có thể tìm hiểu về các thói quen từ bốn đến bảy. 

Đoạn phim (Video) gốc

Để có thêm thông tin chi tiết và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, hãy xem qua đoạn phim ghi hình (video) và lời thoại gốc bằng tiếng Anh.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan