Các kỹ năng giúp xóa tan nỗi lo tìm việc làm

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 24 tháng 3 2021

| bởi CTW.vn

image

Nếu bạn đang thất nghiệp, tình trạng căng thẳng còn có thể nghiêm trọng hơn do nỗi lo phải mất bao lâu để tìm một công việc mới và bạn sẽ phải thanh toán các hóa đơn bằng cách nào cho đến khi bạn có một công việc mới. Nếu bạn đã không tìm kiếm việc làm hay tham dự phỏng vấn trong một khoảng thời gian, điều đó cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn.

Lưu ý: Có nhiều yếu tố có thể gây lo âu liên quan đến việc nỗ lực tìm kiếm việc làm, nhưng luôn có những cách giúp bạn giảm và kiểm soát những căng thẳng.

Có thể tìm kiếm việc làm chưa bao giờ là niềm vui với bạn, nhưng ít nhất bạn vẫn có thể biến nó thành một trải nghiệm tích cực hơn là một khó khăn, thử thách.

Nguyên do của nỗi lo tìm việc làm

Tiến sĩ Janet Scarborough Civitelli, một nhà tâm lý học, cố vấn việc làm và người sáng lập của VocationVillage.com cho biết: “Mọi người gặp các vấn đề lo âu vì nhiều lý do khác nhau. Việc xác định được những suy nghĩ và tình trạng gây căng thẳng nhiều nhất cũng như có biện pháp đối mặt từng căng thẳng một sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều”.

Một số lý do phổ biến nhất dẫn đến lo âu khi tìm việc làm và các chiến lược để kiểm soát lo âu:

1. Cảm thấy bị choáng ngợp 

Bị choáng ngợp bởi một dự án lớn, cảm giác như bạn phải làm một công việc hoàn toàn mới.

Chiến lược: Để tìm kiếm việc làm hiệu quả, hãy chia dự án tổng thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý. Mỗi một nhiệm vụ được hoàn thành sẽ đưa bạn đến gần hơn với lời mời nhận việc mà bạn đang tìm kiếm.

2. Nỗi lo về sự không chắc chắn

Không thích cảm giác không chắc chắn khi nào sẽ tìm được việc làm.

Chiến lược: Chuyển trọng tâm suy nghĩ ra khỏi “kết quả” và tập trung vào những phần mà bạn có khả năng kiểm soát, nói cách khác là những hành động cụ thể mà bạn sẽ thực hiện.

3. Lo ngại sẽ không được tuyển dụng

Tự dựng nên những câu chuyện tiêu cực như "Sẽ không ai muốn tuyển dụng tôi" hay "Không có công việc nào tốt cả"

Chiến lược: Tìm cảm hứng bằng cách đọc những câu chuyện thành công về những người đã vượt qua những trở ngại để có được việc làm. Bạn cũng có thể chuyển hướng nguồn năng lượng của mình sang các bước đi cụ thể để tăng tỷ lệ trúng tuyển. 2 trong số các hoạt động tốt nhất là gặp gỡ những người mới và phát triển các kỹ năng chuyên môn mới.

Bí quyết quản lý nỗi lo tìm việc làm

1. Trước tiên hãy quan tâm đến các chi tiết

Một cách khác để giảm bớt những căng thẳng khi tìm kiếm việc làm là quan tâm đến “mọi thứ bạn cần làm” một cách kịp thời.

  • Nộp đơn yêu cầu bồi thường thất nghiệp: Nếu bạn bị cho thôi việc, hãy nộp đơn yêu cầu bồi thường thất nghiệp.
  • Tìm hiểu về các quyền lợi của bạn: Nên biết rõ điều gì sẽ xảy ra với quyền lợi nhân viên của bạn khi bạn tiếp tục. Khi bạn có một tài khoản hưu trí, hãy xem lại các lựa chọn khả thi để quản lý nó. Sau đó hãy loại nó khỏi danh sách những mối lo của mình, để giảm bớt căng thẳng.
  • Viết sơ yếu lý lịch: Tạo một sơ yếu lý lịch và thư ứng tuyển cơ bản mà bạn có thể tùy chỉnh mỗi khi nộp đơn ứng tuyển.
  • Cập nhật LinkedIn: Xem lại hồ sơ LinkedIn của bạn và chỉnh trang lại nó nếu cần.
  • Trang bị nguồn tham chiếu: Sắp xếp một danh sách những người tham chiếu sẽ chứng thực các kỹ năng và trình độ của bạn.

2. Có tổ chức

“Việc tìm kiếm” của bạn sẽ bớt căng thẳng hơn nếu bạn sắp xếp và coi nó như một công việc thực sự. Nếu bạn đang thất nghiệp, hãy coi “việc tìm kiếm” là công việc toàn thời gian của bạn. Nếu bạn đang đi làm, hãy lên lịch cho một công việc bán thời gian là “tìm kiếm việc làm”. Chọn một trong những cách dễ dàng này (translate then link) để sắp xếp việc tìm kiếm và theo sát các đơn ứng tuyển của bạn, tiếp cận mạng lưới các mối quan hệ cũng như các sự kiện nghề nghiệp mà bạn có ý định tham dự.

Khi bạn đã có sẵn một kế hoạch, bạn sẽ giảm thiểu lo âu vì bạn có thể theo sát, nắm bắt được những gì bạn đã làm cũng như những gì bạn cần làm tiếp theo. Bạn sẽ không phải lo lắng về nhiệm vụ trước lúc thực sự cần xử lý.

3. Tập trung vào sự phù hợp với công ty

Hãy nhớ rằng việc bạn tìm kiếm việc làm không đơn thuần là về công ty tuyển dụng, mà còn là liệu công ty ấy có phải là nơi phù hợp nhất cho những bước tiếp theo để giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp hay không.

Điều này quan trọng đối với bạn cũng như với công ty. Nếu bạn cảm thấy đây không phải là công việc phù hợp với mình, bạn hoàn toàn có thể lịch sự từ chối khi nhận được lời mời nhận việc. Nếu bạn nhận thức được điều này sớm hơn, bạn có thể rút đơn ứng tuyển.

Nếu tìm được một công việc thực sự phù hợp, bạn sẽ thấy hứng khởi hơn thay vì căng thẳng, đặc biệt khi bạn nhận được lời mời làm việc.

4. Thực hành và chuẩn bị

Hãy trích ra một ít thời gian để tìm kiếm việc làm, ngay cả khi bạn đang hài lòng với vị trí hiện tại và bạn chưa cần tìm công việc mới. Phương pháp này sẽ giúp bạn luôn luôn cập nhật sơ yếu lý lịch của mình, trau chuốt kỹ năng phỏng vấn và nâng cao mức độ tự tin của bạn.

Luyện tập càng nhiều, bạn càng cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc phỏng vấn việc làm. Việc nhận thức được kiểu công việc bạn đang tìm kiếm cũng như có thể trình bày lưu loát các lý do giúp bạn đủ tiêu chuẩn cho vị trí này sẽ giúp bạn vượt qua được vòng phỏng vấn.

Viết một bài tự tiếp thị bản thân: Tạo một bài tự tiếp thị bản thân. Trong đó, mô tả bạn là ai và bạn có thể cống hiến điều gì cho công ty. Thực hành nói điều đó trước một thành viên trong gia đình, nói trước gương hay tự quay video để xem bạn đã làm đủ tốt chưa. Bạn càng thoải mái nói về bản thân, bạn sẽ càng tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.

Nộp đơn ứng tuyển cho 1-2 công việc: Nếu bạn tìm thấy một công việc thú vị, hãy đăng ký ứng tuyển ngay. Đây là một phương pháp hữu ích giúp bạn nắm bắt được cơ hội ngoài mong đợi. Bạn sẽ bớt lo âu hơn nếu bạn đang giữ một vai trò không phải là công việc mơ ước của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn khi “công việc mơ ước” của bạn xuất hiện. Nói cách khác, bạn sẽ không ngờ rằng một công việc bạn không hề hào hứng lại là bàn đạp cho bước chuyển mình tuyệt vời tiếp theo trong sự nghiệp.

Tìm hiểu về công ty: Dành thời gian nghiên cứu về công ty để bạn nhận được thông báo về các sản phẩm, nhân lực, sứ mệnh và mục tiêu của công ty. Càng biết nhiều, bạn càng dễ dàng trò chuyện với người phỏng vấn.

Thực hành trả lời các câu hỏi phỏng vấn: Hãy thực hành trả lời các câu hỏi phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng thường hỏi đồng thời chuẩn bị sẵn cho riêng mình một vài câu hỏi.

Trang phục sẵn sàng cho buổi phỏng vấn: Dành thời gian mặc thử trang phục bạn dự định sẽ mặc và chuẩn bị sẵn sàng vào buổi tối trước ngày phỏng vấn. Điều đó sẽ giúp bạn loại bỏ căng thẳng trước những quyết định về trang phục khi vào phút chót.

Có hiểu biết về cách thức hoạt động của quá trình tìm kiếm việc làm

Tìm được một công việc mới không phải là chuyện một sớm một chiều, mặc dù điều đó vẫn có thể xảy ra. Đối với hầu hết những người tìm việc, đó là một quá trình chứ không phải là thỏa thuận chỉ một lần duy nhất. Bạn có thể không nhận được vị trí đầu tiên mà bạn ứng tuyển, nhưng có thể điều đó cho thấy đây không phải là công việc dành cho bạn. Sẽ còn rất nhiều vị trí khác để xem xét thêm.

Mặc dù nghe có vẻ như điều này thậm chí khiến bạn lo lắng nhiều hơn, nhưng nó có thể sẽ rất hữu ích nếu bạn đang có nhiều việc phải làm. Khi bạn bận rộn với việc gửi hồ sơ, kết nối, tham dự các sự kiện nghề nghiệp và phỏng vấn, bạn sẽ có ít thời gian hơn để ám ảnh về từng chi tiết nhỏ.

Quan trọng: Đừng trông chờ vào cơ hội duy nhất. Càng theo đuổi nhiều công việc, bạn càng có nhiều cơ hội để tạo ấn tượng tốt nhất và nhận được lời mời làm việc. Chỉ dừng nộp đơn ứng tuyển khi bạn đã đi đến thỏa thuận với một công việc mới.

Nên biết lúc nào thì cần nghỉ ngơi

Nhờ có điện thoại thông minh và Internet, việc duy trì kết nối gần như trở nên quá dễ dàng. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng là “không nên quá tập trung vào việc bạn sẽ được tuyển dụng cho công việc tiếp theo bằng cách nào”.

Bạn càng nghĩ về nó, mức độ lo lắng của bạn sẽ càng cao. Thay vào đó, hãy tuân theo lịch trình hàng ngày của bạn và dành thời gian nghỉ ngơi.

Lời khuyên: Tập thể dục, yoga, đọc sách, dắt chó đi dạo, tắt máy tính và điện thoại khi bạn không đang tìm việc làm có thể giúp giảm lo âu.

Erin Kennedy, chủ tịch Công ty cung cấp Dịch vụ sơ yếu lý lịch nghề nghiệp cho biết: “Rồi bạn sẽ tìm được một công việc. Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn dự đoán, nhưng chắc chắn bạn sẽ tìm thấy điều gì đó. Đôi khi, các công ty phải mất thời gian trong quá trình kiểm tra, rà soát và phỏng vấn. Dù kiên nhẫn là không dễ dàng gì đặc biệt là khi bạn không có việc làm, nhưng hãy đi bộ 30 phút mỗi ngày, tập yoga (bạn có thể tham gia lớp học trên YouTube hoặc các lớp học trực tuyến miễn phí), gọi điện cho bạn bè hoặc dọn dẹp ngăn kéo/tủ quần áo/căn phòng hay bất cứ nơi nào bạn đi qua. Điều này mang lại cảm giác mặc dù đang thất nghiệp, bạn vẫn đang làm việc năng suất và có ích”.

Tiếp nhận sự trợ giúp

Một trong những cách tốt nhất để giảm bớt lo âu là trò chuyện với người khác. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết mọi người bạn quen biết đều đã từng trải qua giai đoạn tương tự vào lúc này hay lúc khác. Bạn có thể nhận được một số lời khuyên sáng suốt và cả sự hỗ trợ nếu bạn chịu chia sẻ nỗi lo của mình với đội ngũ hỗ trợ nghề nghiệp, với bạn bè hay gia đình.

Nếu tình trạng âu lo của bạn trở nên quá nghiêm trọng, hãy nhớ rằng bạn không phải là người đầu tiên phải đối mặt với khó khăn này. Một chuyên  viên tư vấn hay cố vấn nghề nghiệp sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu đã đặt ra, sắp xếp sơ yếu lý lịch và thư ứng tuyển, xác định mục tiêu tìm kiếm việc làm và giúp bạn có kỹ năng đối phó với căng thẳng khi tham gia phỏng vấn. Nếu bạn cần thêm sự trợ giúp, cố vấn nghề nghiệp hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu của bạn có thể sẽ giới thiệu bạn tìm đến một chuyên gia trị liệu có chuyên môn để hỗ trợ.

Hãy coi đây là một cơ hội

Một cách tích cực, xem quá trình tìm kiếm việc làm như một “cơ hội” để theo đuổi giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp, thay vì như một “khó khăn, thử thách” mà bạn phải vật lộn.

Jonathan Carter, người sáng lập Leap2HR (một nhóm các hồ sơ  LinkedIn dành cho các chuyên gia Nhân sự còn non trẻ và đang trong quá trình chuyển đổi) cho biết: “Sự nghiệp của bạn không chỉ đơn thuần xoay quanh một cơ hội, một cuộc phỏng vấn hay một công ty duy nhất. Vì vậy, đừng mãi lo lắng về việc “nhất định phải tìm cho ra công việc phù hợp nhất” mà phải biết nắm bắt những cơ hội thay đổi và gặp gỡ nhiều người. Tìm tòi và khám phá nhiều công ty, tổ chức khác nhau. Vượt ra khỏi “ngưỡng chấp nhận” của bản thân để tìm thấy vai trò công việc sắp tới. Đừng chỉ tập trung vào việc “thay đổi công việc” mà hãy tập trung vào việc “thay đổi cho một cuộc sống tốt đẹp hơn” và rồi công việc sẽ tự nhiên tìm đến”.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan