Đối mặt với sự thay đổi ở môi trường làm việc

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 18 tháng 3 2021

| bởi CTW.vn

image

Sự thay đổi khiến hầu hết mọi người cảm thấy bất an. Khi sự thay đổi đó xảy ra ở nơi làm việc và đe dọa kế sinh nhai của bạn, cảm giác lo lắng đó sẽ có thể trở thành nỗi sợ hãi khủng khiếp và nếu bạn để mặc nó, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của bạn. Phản hồi của bạn có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với những kết quả về lâu dài. Hãy tìm ra cách để phản ứng hiệu quả khi nhà tuyển dụng của bạn đang phải trải qua một quá trình chuyển đổi lớn, chẳng hạn như có một thành viên chuyển sang đội ngũ quản lý cấp cao.

Những thay đổi nào có thể xảy ra

Những thay đổi đối với đội ngũ quản lý cấp cao của một tổ chức sẽ luôn xảy ra. Chúng thường là kết quả của việc các bộ phận sáp nhập, tách rời hoặc mua lại vì các công ty cổ phần tư nhân thường mua lại các công ty dưới dạng đầu tư.

Các thay đổi đối với đội ngũ quản lý của bộ phận cũng có thể xảy ra vì những lý do không liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập. Hội đồng quản trị có thể quyết định đưa những nhân tài mới vào thay thế những CEO làm việc kém hiệu quả hoặc có thể do những người quản lý cấp cao tự ý rời công ty. Nhờ đó, các giám đốc điều hành mới sẽ có thể đưa những quản lý cấp trung và cấp thấp hơn vào để giúp họ xoay chuyển tình thế. Bất kể kết quả có là gì, thì một sự thay đổi trong quản lý cũng sẽ thay đổi nơi làm việc của bạn theo một cách nào đó.

Những tác động của sự thay đổi cơ cấu quản lý đối với môi trường làm việc của bạn

Một nhóm quản lý mới có thể đưa ra các quy tắc và thủ tục mới, đặc biệt là khi tổ chức nhỏ, được điều hành một cách thiếu ổn định của bạn được mua lại bởi một tổ chức lớn hơn, hoạt động chính thức hơn. Ví dụ như, nhân viên có thể phải tuân theo các quy trình gọi điện hoặc yêu cầu, quy định về thời gian nghỉ phép mà trước đây không có. Trong khi trước đây giới hạn về thời gian nghỉ phép có thể tương đối lỏng lẻo, giờ đây những người điều hành mới có thể quy định số ngày nghỉ ốm hay nghỉ cá nhân mà họ cho phép. Người sếp cũ có phần linh hoạt - người thường không quan tâm việc bạn bắt đầu làm việc lúc mấy giờ miễn là bạn phải làm việc cả ngày - có thể sẽ được thay thế bằng một người nghiêm khắc - người luôn mong đợi mọi người sẽ đi làm vào một thời điểm cụ thể mỗi ngày.

Ảnh hưởng của ban quản lý mới đối với văn hóa công ty (đặc điểm của tổ chức dựa trên các giá trị và triết lý cơ bản) có thể sẽ được thể hiện qua những công việc rất nhỏ hoặc cũng có thể rất rõ ràng và dễ nhận thấy. Ví dụ, một nơi làm việc bình thường bất ngờ trở nên trang trọng hoặc ngược lại. Sếp mới của bạn có thể cau mày về những lễ kỷ niệm sinh nhật lớn diễn ra trong phòng nghỉ ít nhất một lần mỗi tuần hoặc ngược lại, đó cũng có thể là một người sếp khuyến khích tiệc tùng, trong khi sếp cũ thì không. Hay trước đây, bạn phải mặc trang phục công sở hàng ngày, còn giờ đây bạn được phép ăn mặc giản dị.

Mặc dù việc chuyển đổi từ một cấp trên nghiêm khắc sang một người sếp thoải mái hơn nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng thực ra nó cũng có thể gây khó chịu.

Mặc dù bạn có thể thích nghi với các quy tắc và thủ tục mới, và thậm chí khi nét văn hóa mới của công ty có thể gây khó chịu, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được chúng bằng sự nỗ lực.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có những thay đổi gây khó chịu khác và chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp của bạn. Như khi một công ty hợp nhất hoặc bị mua lại bởi một công ty khác, sẽ có sự trùng lặp về ngành nghề kinh doanh và các phòng ban. Ví dụ, nếu một tổ chức không cần hai bộ phận kế toán và nhân sự, thì một số nhân viên sẽ bị dư thừa.

Việc loại bỏ ngành nghề kinh doanh cũng sẽ dẫn đến tình trạng sa thải nhân viên.

Khi các nhà lãnh đạo mới vào một công ty, sẽ có một tác động nhỏ đối với những người phụ trách báo cáo cho họ, bao gồm cả các quản lý cấp thấp hơn và cả những nhân viên bình thường. Một ngày nào đó, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức được tạo ra bởi những thay đổi tại nơi làm việc như thế này. Cách bạn phản ứng với những chuyển đổi này có thể gây ra những hậu quả sâu sắc đối với sự nghiệp của bạn. Tuân thủ những điều nên làm và không nên làm để đối mặt với những thay đổi tại nơi làm việc của bạn khi quản lý cấp cao mới đến nơi làm việc.

Bí quyết để đối mặt với những thách thức từ những thay đổi tại nơi làm việc

1. Trở thành chuyên gia về sự thay đổi:

Bạn biết càng nhiều về những việc đang diễn ra, bạn càng có khả năng phản ứng hiệu quả hơn với nó. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu công ty để hiểu được bản chất của việc sáp nhập, mua lại hoặc bất kỳ điều gì bắt nguồn cho sự thay đổi về cơ cấu quản lý. Nếu đơn vị sử dụng lao động của bạn là một tổ chức công khai, thông tin này phải được cung cấp cho các cổ đông. Điều đó có nghĩa là công ty này sẽ phải nộp các tài liệu về công ty cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (Securities and Exchange Commission - SEC). Việc tìm thông tin về một công ty tư nhân sẽ trở nên khó khăn hơn nhưng không phải là không thể. Hãy tham khảo các ấn phẩm thương mại và các phương tiện truyền thông có đăng tin tức kinh doanh, thương mại.

2. Tìm hiểu đội ngũ quản lý mới:

Hãy tham dự bất kỳ sự kiện nào mà công ty của bạn tổ chức để giới thiệu đội ngũ mới với nhân viên. Khi bạn gặp một khuôn mặt lạ xuất hiện quanh văn phòng, hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện. Tiếp tục tìm hiểu trực tuyến để hiểu thêm về nhân sự mới. Mạng lưới các mối quan hệ trong công việc của bạn cũng có thể là công cụ hỗ trợ thu thập thông tin về các sếp mới của bạn.

3. Trở nên thực tế với những thay đổi:

Nhìn chung, con người luôn căng thẳng trước sự thay đổi, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các thay đổi đều tiêu cực và cũng không phải tất cả đều tích cực. Một số có thể dẫn đến những cải tiến làm tăng sự hài lòng đối với công việc của bạn, nhưng một số khác có thể khiến bạn không thích đi làm. Tiếp cận quá trình chuyển đổi này với một tư duy cởi mở. Hãy hiểu rằng một số thay đổi có thể cần thời gian để làm quen và một số thay đổi có thể tiếp tục khiến bạn cảm thấy không thoải mái dù bạn có nỗ lực làm gì đi nữa.

4. Có trong tay một kế hoạch dự phòng:

Thật không may là sự thay đổi ở nơi làm việc có thể sẽ dẫn đến việc bạn phải tìm một công việc mới. Có thể vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như việc tái cơ cấu tổ chức làm công ty phải loại bỏ vị trí của bạn hoặc người quản lý mới đưa nhân sự của họ vào thay thế bạn. Hãy bắt tay vào chuẩn bị kế hoạch cho nguy cơ bị cho thôi việc ngay từ khi quá trình chuyển đổi ở công ty bắt đầu để có thể kích hoạt kế hoạch của bạn khi cần thiết. Có sẵn một kế hoạch dự bị vẫn tốt hơn việc không biết làm gì khi bị sa thải. Nếu vị trí công việc của bạn được an toàn, nhưng nếu bạn quyết định muốn phát triển sự nghiệp, thì bằng cách nào đó kế hoạch này vẫn sẽ có ích trong việc giúp bạn thực hiện mong muốn của bản thân.

Nguồn bài viết
  • Dawn Rosenberg Mckay. "Change in the Workplace". Updated June 25, 2019. Accessed on March 22, 2021.
  • Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan