Những kỹ năng hàng đầu mà các chuyên gia cần có để thành công tại nơi làm việc

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 04 tháng 9 2020

| bởi CTW.vn

image

 

Trở thành một chuyên gia có nghĩa là gì? Những kỹ năng nào mà các chuyên gia cần phải có? Một chuyên gia là người có kiến ​​thức chuyên môn chuyên biệt bên cạnh một số chương trình đào tạo tập trung (chẳng hạn như chương trình giáo dục phổ thông, chương trình cao đẳng, đại học, các lớp học nghề) mà họ đã tham gia vì mục tiêu nghề nghiệp. Giáo viên, nhà thầu công trình xây dựng, Kỹ thuật viên Công nghệ thông tin (CNTT) và vô số các nhân viên làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề khác đều được xem là chuyên gia. 

Ngoài khả năng và kiến ​​thức cần thiết cho từng ngành nghề cụ thể, các chuyên gia trong hầu hết mọi lĩnh vực đều cần một số nhóm phẩm chất, kỹ năng và hành vi thái độ ứng xử cụ thể.

Đó chủ yếu là những kỹ năng mềm — những kỹ năng vô hình, giúp một người tương tác và hòa hợp với người khác. Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng “lai” - sự kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng cần thiết cho công việc.

Vì các kỹ năng chuyên môn là cần thiết cho hầu hết tất cả mọi công việc, chúng hiếm khi được nhắc đến trong yêu cầu công việc. Do đó, hãy cùng chúng tôi xem qua các kỹ năng hàng đầu mà tất cả các nhà tuyển dụng mong đợi ứng viên và nhân viên phải có, khi họ đảm nhận vị trí chuyên môn cao.

Sau đây là 7 kỹ năng chuyên môn hàng đầu:

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp, nói chung, rất quan trọng đối với bất kỳ chuyên gia nào. Giao tiếp bao gồm các hình thức giao tiếp bằng văn bản, bằng lời nói và không lời. Tuy nhiên, một kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng trong thế giới ngày nay là sử dụng hộp thư điện tử (email). Hầu hết mọi ngành nghề đều yêu cầu một số thư từ qua hộp thư điện tử (email). Các chuyên gia cần có khả năng viết các thư điện tử (email) rõ ràng, súc tích, có định dạng và giọng điệu phù hợp với người nhận thư - có thể là đồng nghiệp hoặc nhà tuyển dụng. Các kỹ năng giao tiếp khác bao gồm:

  • Bào chữa, thanh minh cho bản thân và động cơ của bạn
  • Nhờ hỗ trợ, trợ giúp hoặc tham vấn lời khuyên
  • Động não hoặc hội ý nhóm
  • Xây dựng sự ủng hộ cho một ý tưởng
  • Văn bản hành chính và kinh doanh
  • Đối phó với những người khó khăn
  • Điều phối cuộc họp
  • Giải quyết vấn đề liên quan đến chính trị và thị phi trong văn phòng
  • Bắt tay
  • Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT)
  • Phỏng vấn
  • Quản lý mối quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng
  • Lắng nghe
  • Kết nối mạng lưới các mối quan hệ
  • Thuyết phục
  • Viết sơ yếu lý lịch, CV và hồ sơ năng lực
  • Hội thoại ngắn hay nói chuyện xã giao
2. Kỹ năng diễn thuyết, thuyết trình hay nói chuyện trước đám đông

Hầu hết mọi công việc đều yêu cầu một số bài nói hoặc diễn thuyết trước đám đông. Mặc dù bạn có thể không thường xuyên thực hiện một bài thuyết trình dài, nhưng bạn có thể sẽ cần phải phát biểu trong các cuộc họp, cung cấp thông tin cho đồng nghiệp và / hoặc nói chuyện xã giao trong một nhóm nhỏ nào đó. Các chuyên gia cần có khả năng trình bày ý kiến và thông tin với người khác một cách rõ ràng và hiệu quả. Những kỹ năng sau đây rất quan trọng đối với bất kỳ ai phải diễn thuyết, thuyết trình hay nói chuyện trước đám đông:

  • Phát âm và giọng nói rõ ràng
  • Sự tự tin
  • Tạo bài trình chiếu, thuyết trình
  • Phong thái đĩnh đạc
  • Sử dụng máy chiếu
  • Tiếp nhận những lời chỉ trích và phản hồi
  • Kỹ năng xã hội
3. Kỹ năng làm việc (theo) nhóm

Tất cả các chuyên gia phải làm việc trong một số nhóm vì mục tiêu khác nhau, cho dù đó là các dự án nhóm hay vì sứ mệnh của công ty. Là một chuyên gia, bạn phải có các kỹ năng giao tiếp cần thiết để hòa hợp với người khác. Bạn cần có khả năng chia sẻ trách nhiệm với người khác, giao tiếp hiệu quả và hướng đến mục tiêu chung. Có những kỹ năng làm việc (theo) nhóm khác mà các chuyên gia cần:

  • Giải quyết xung đột
  • Xây dựng mối quan hệ
  • Gắn kết nhóm
  • Quản lý nhóm
4. Kỹ năng quản lý thời gian

Là một người chuyên nghiệp, bạn sẽ được giao nhiệm vụ hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng một khoảng thời gian hoặc liên tiếp nhau. Bạn sẽ phải dựa vào các kỹ năng tổ chức để sắp xếp thời gian sao cho bạn có thể hoàn thành từng nhiệm vụ được giao trong thời hạn nhất định mà không cảm thấy quá tải. Sự kịp thời và tính đúng giờ nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một chuyên gia. Những nhân viên xuất hiện đúng giờ (hoặc, tốt hơn là, sớm hơn) thường được người sử dụng lao động đánh giá là chăm chỉ hơn (ngay cả khi không phải như vậy). Do đó, bạn có thể nâng cao danh tiếng nghề nghiệp của mình bằng cách đến cơ quan và xuất hiện tại cuộc họp sớm, trước vài phút.

  • Sự tỉ mỉ, chú ý đến chi tiết
  • Động lực nội tại
  • Giám sát thời hạn cuộc họp
  • Quản lý dự án
  • Có mặt đúng giờ
  • Chủ động, tự khởi động
5. Khả năng lãnh đạo

Bất kể bạn đóng vai trò gì tại một tổ chức, kỹ năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Cho dù bạn đang làm việc theo nhóm hay đứng ở vị trí quản lý, khả năng lãnh đạo là một kỹ năng cần thiết cho một chuyên gia. Một số kỹ năng thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn bao gồm:

  • Trách nhiệm giải trình
  • Lập ngân sách
  • Bình tĩnh trước khó khăn, áp lực
  • Huấn luyện và đào tạo
  • Điều phối các nguồn lực
  • Ra quyết định
  • Thiết lập mục tiêu
  • Tư duy phát triển
  • Thu thập thông tin
  • Có sức ảnh hưởng
  • Quản lý chung
  • Cố vấn
  • Quản lý cuộc họp
  • Lập kế hoạch
  • Lịch sự
  • Tích cực
  • Sắp xếp ưu tiên
6. Tính linh hoạt

Hầu hết các công việc đều yêu cầu người lao động có một mức độ linh hoạt nào đó và có khả năng sẵn sàng thay đổi, học hỏi. Điều quan trọng là có thể hiểu các quan điểm khác nhau về tính linh hoạt và điều chỉnh quy trình làm việc cũng như vai trò, sự đóng góp của bạn cho công ty khi có sự thay đổi. Dưới đây là một số kỹ năng sẽ cho phép bạn thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn có sự linh hoạt cần thiết để thành công trong công việc:

  • Cởi mở, có thể thay đổi tư duy, suy nghĩ
  • Khả năng thích ứng
  • Phân tích
  • Quản lý cơn giận
  • Kiên nhẫn
  • Khả năng nhận thức
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
7. Kỹ năng kết nối các cá nhân

Kỹ năng kết nối các cá nhân bao gồm những kỹ năng mềm cho phép một người làm việc và hợp tác tốt với đồng nghiệp, người quản lý, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và những người khác mà người đó tương tác tại nơi làm việc. Những kỹ năng và đặc tính chuyên nghiệp này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp thành công và trong việc quản lý sự phát triển nghề nghiệp của chính bạn.

  • Quản lý nghề nghiệp
  • Kế hoạch nghề nghiệp
  • Năng lực cạnh tranh
  • Suy nghĩ sáng tạo
  • Tư duy phản biện
  • Ăn mặc chuyên nghiệp
  • Trí tuệ cảm xúc
  • Công tư phân minh, phân chia ranh giới giữa việc cá nhân và công việc chuyên môn
  • Đạo đức
  • Trung thực
  • Khiêm tốn
  • Chính trực
  • Kiên nhẫn
  • Khả năng nhận thức
  • Kiên trì
  • Bền bỉ
  • Thực tế
  • Khả năng phục hồi
  • Tôn trọng
  • Tự ý thức
  • Tự tin
  • Tự quản lý bản thân
  • Tự thúc đẩy
  • Tự điều chỉnh
  • Kiểm soát căng thẳng
Làm nổi bật các kỹ năng của bạn như thế nào?

Bạn có thể sử dụng danh sách những kỹ năng này trong suốt quá trình tìm việc.

  • Thứ nhất, nơi quan trọng nhất để kết hợp và đề cập đến những kỹ năng này là sơ yếu lý lịch và CV của bạn. Bạn nên cố gắng sử dụng một số từ mô tả kỹ năng như từ khóa ở phần tóm tắt bằng cấp, chứng chỉ và phần mô tả quá trình làm việc hay lịch sử làm việc trong sơ yếu lý lịch của bạn.
  • Thứ hai, bạn có thể sử dụng từ ôm tả các kỹ năng này trong thư ứng tuyển. Trong phần nội dung thư, bạn có thể đề cập đến một hoặc hai trong số những kỹ năng mà bạn có, đưa ra ví dụ cụ thể mà bạn đã thể hiện kỹ năng đó trong công việc.
  • Thứ ba, cùng với việc đề cập đến một số từ mô tả kỹ năng chuyên môn trong cuộc phỏng vấn, bạn cũng cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách ăn mặc, nói năng và ứng xử. Ví dụ, bạn nên nói chuyện và phát âm rõ ràng cũng như ăn mặc chuyên nghiệp cho tất cả các cuộc phỏng vấn bên cạnh việc thể hiện khả năng hòa đồng với những người xung quanh.

Bạn càng chứng tỏ được rằng bạn có những kỹ năng này thì bạn càng đạt được thành công trong cuộc phỏng vấn.

Tất nhiên, mỗi công việc sẽ có những yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ thông báo tuyển dụng cũng như mô tả công việc, và tập trung vào những kỹ năng được nhà tuyển dụng liệt kê.

Các kỹ năng khác mà bạn cần có khi tìm kiếm việc làm

Ngoài các kỹ năng chuyên môn cần thiết ở nơi làm việc, còn có các kỹ năng cụ thể cho từng công việc chuyên môn và các loại kỹ năng cứng khác nhau có thể giúp bạn được tuyển dụng hoặc thăng chức. Những kỹ năng cứng này bao gồm kiến ​​thức và nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để thực hiện một công việc. Hãy kiểm tra một số kỹ năng cứng tốt nhất của bạn để đưa vào trong sơ yếu lý lịch và CV, thêm vào trong tài liệu tìm việc và đề cập đến chúng trong các cuộc phỏng vấn việc làm.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan