Tại sao tái đào tạo và nâng cao kỹ năng lại rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức?

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 01 tháng 3 2021

| bởi CTW.vn

image

Khi năm 2020 liên tục đem đến một loạt các gián đoạn cho nơi làm việc, các nhà lãnh đạo cần phải đón nhận những thay đổi bằng cách hiện thực hóa các kỹ năng tương lai cho tất cả mọi người.

Cornerstone OnDemand cho rằng: “Khi có đột biến, những nhà lãnh đạo có thể buông bỏ những ràng buộc của quá khứ và đón nhận sự thay đổi như cơ hội để đổi mới, sáng tạo và phát triển.”

Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu Cornerstone năm 2020 có bài “Giấy phép kỹ năng: Để bắt kịp cuộc cách mạng tái đào tạo kỹ năng”, là kết quả từ  hai cuộc khảo sát các lãnh đạo và nhân viên, trong đó có ba chi tiết chính.

Các lãnh đạo cùng nhân viên của công ty đã tập hợp lại tầm quan trọng của các kỹ năng và các nhà lãnh đạo cảm thấy tự tin với hướng đi đúng đắn của mình, nhưng với một điều kiện nhất định.

Khi thế giới việc làm mới đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng trở nên rõ ràng hơn đối với các công ty, tổ chức khi họ nghĩ rằng: Liệu nhân viên của chúng ta có những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai không?

Ở nhiều nước châu Á, trong đó có Malaysia, dân số ngày càng già đi cũng đồng nghĩa với việc tuổi lao động bình quân sẽ tiếp tục tăng lên. Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia, Datuk Seri Mustapa Mohamad, gần đây đã kêu gọi các chính sách thúc đẩy việc làm hiệu quả ở Malaysia, bao gồm cả việc tạo ra nhiều cơ hội để đào tạo và học tập suốt đời hơn.

Tuy nhiên, người lao động có được trang bị những kỹ năng cần thiết để tái tạo lại bản thân, vai trò trong công ty và sự nghiệp của họ không?

Bởi nhận thức được rằng các kỹ năng trong tương lai là nhân tố quyết định thành công, những người lãnh đạo của tổ chức đã ngày càng ưu tiên phát triển kỹ năng của nhân viên. Khảo sát của Cornerstone đã cho thấy mức độ ưu tiên phát triển kỹ năng của nhân viên đã tăng 20% ​​trong 5 năm qua.

Phát triển kỹ năng có nghĩa là đầu tư vào những công nghệ hỗ trợ học tập như hệ thống quản lý học tập (62%), hội thảo và phương pháp đào tạo có giảng viên/giáo viên hướng dẫn (instructor-led training - 60%). Các tổ chức cũng đã đầu tư vào việc mời chuyên gia tư vấn bên ngoài, mở rộng đội ngũ Đào tạo và Phát triển (L&D) và triển khai các sáng kiến ​​như chương trình cố vấn và đào tạo năng lực để thúc đẩy trọng tâm phát triển kỹ năng của họ.

90% các nhà lãnh đạo cảm thấy tự tin về khả năng phát triển kỹ năng của nhân viên và 87% trong số họ tin rằng các nhân viên được trang bị đầy đủ các nguồn lực để phát triển kỹ năng. Tuy nhiên, các nhân viên vẫn còn thiếu tự tin.

Chỉ 60% nhân viên tự tin về khả năng phát triển kỹ năng trong tương lai và chỉ 62% trong số họ cảm thấy được hỗ trợ tốt bởi các nguồn lực mà công ty họ cung cấp. Do đó, các công ty, tổ chức cần thu hẹp sự khác biệt lên tới 25-30% này giữa cảm nhận của người sử dụng lao động với cảm nhận của các nhân viên của họ.

Thời gian chính là rào cản quan trọng nhất, chỉ có 2 trong số 5 nhân viên cho biết họ có đủ thời gian để tận dụng các cơ hội phát triển và đầu tư vào các sáng kiến ​​nâng cao kỹ năng.

Cornerstone nói thêm: “Dẫn đầu văn hóa công ty là phải luôn học hỏi, và những người lãnh đạo phải xây dựng một môi trường văn hóa phát triển, nơi phát triển kỹ năng không chỉ là giá trị cốt lõi mà còn được bồi dưỡng, thúc đẩy bởi các phương pháp quản lý sự thay đổi bền vững. Văn hóa công ty cũng phải được xây dựng dựa trên cách các nhà lãnh đạo dẫn dắt qua khoảng thời gian tận tâm và nỗ lực, bởi vì học tập được coi là “một phần của” công việc, chứ không phải “ngoài” công việc.”

Nhân viên đang dần mất hy vọng và họ đang tụt lại phía sau

Đối với nhiều người lao động, năm 2020 là một năm đầy biến động và bất ổn. Một số người đã mất việc làm, trong khi những người khác buộc phải chấp nhận bị cắt giảm một khoảng tiền lương đáng kể do đại dịch cũng đã tạo ra gánh nặng tài chính khủng khiếp cho các doanh nghiệp.

Hoặc như Jason Averbook - Diễn giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của mình và CEO kiêm Đồng sáng lập Leapgen đã bình luận: “Cuộc đời con người thì rất mong manh và chúng ta lại đang sống trong thời kỳ biến đổi nhanh chóng khôn lường”. Phát biểu gần đây trong sự kiện ảo HRM Asia’s CHRO Malaysia, Averbook đã kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy tập trung vào việc làm thế nào để nhân viên cảm thấy rằng họ đang được coi trọng.

Về cơ bản, trong khi cần phát triển chiến lược, triển khai và đo lường chúng, các nhà lãnh đạo cũng cần đảm bảo rằng họ có tư duy và tầm nhìn đúng đắn để thành công, đồng thời cho phép các nhân viên cùng tham gia để các nguồn lực có thể được triển khai lại một cách nhanh chóng, linh hoạt.

Báo cáo của Cornerstone cũng lưu ý rằng sự gia tăng các thay đổi ở nơi làm việc đã khiến nhân viên cảm thấy bất an về tương lai của các kỹ năng cũng như vai trò của họ. Có 47% nhân viên lo ngại rằng vai trò của họ sẽ thay đổi đáng kể trong vài năm tới, và 30% nhân viên lo rằng công việc của họ sẽ không còn cần thiết trong vài năm tới. Nỗi bất an này đang tạo ra sự bất ổn và rời rạc trong nội bộ các công ty, tổ chức, dẫn đến giảm năng suất làm việc, cũng như tăng tỷ lệ vắng mặt và tốc độ biến động nhân sự.
Việc đầu tư vào công nghệ cũng khiến người lao động lo ngại rằng họ sẽ không bắt kịp các yêu cầu kỹ thuật và kỹ thuật số của công việc hoặc họ sẽ bị thay thế bởi các ứng viên có năng lực hơn trong một thế giới việc làm mới.

Các nhà lãnh đạo tài năng cần giúp nhân viên điều chỉnh các kỹ năng kỹ thuật số trong thời gian ngắn và sau đó cung cấp các triển vọng nghề nghiệp dài hạn ổn định hơn. 66% người được hỏi cho biết “công việc có ý nghĩa” là “cực kỳ” hoặc “rất” quan trọng khi lựa chọn nơi họ sẽ làm việc và có 65% cho biết “một mức lương cạnh tranh” là điều quan trọng.

Các tổ chức hàng đầu giúp nhân viên của họ được thấu hiểu trọn vẹn và trải nghiệm nhân viên tốt nhất là thích ứng với nhu cầu của mọi người, lắng nghe tiếng nói của họ, thấu hiểu nguyện vọng và đánh giá cao sự độc đáo, khác biệt của họ. Ở kiểu môi trường làm việc này, nhân viên được trao quyền để thách thức các chuẩn mực và chủ động đóng góp các giải pháp bằng cách sử dụng những cách tiếp cận cũng như tư duy mới, sáng tạo.

Các công ty, tổ chức chỉ có một cơ hội duy nhất để cung cấp một lộ trình rõ ràng, thiết thực để phát triển kỹ năng

Ngay cả khi đối mặt với sự thay đổi cơ bản về bản chất công việc và nơi làm việc, các tổ chức có thể nắm bắt triển vọng tích cực bằng cách tận dụng các cơ hội do những thay đổi này mang lại. Ở một tương lai không chắc chắn này, các doanh nghiệp và tổ chức có thể nhìn về phía trước và chọn cách cải thiện những nỗ lực phát triển nhân viên, và qua đó nâng cao đội ngũ nhân viên của họ, giúp họ phát triển trong những trải nghiệm làm việc hàng ngày.

Tại Singapore, một cuộc khảo sát gần đây nhấn mạnh rằng 9/10 nhân viên đã nhận thấy một “nhu cầu cấp thiết về việc tái đào tạo” để duy trì tính cạnh tranh trong thị trường việc làm sau đại dịch. Rõ ràng, các nhân viên đang dần nhận ra họ sẽ cần phải bồi dưỡng các bộ kỹ năng hiện có của mình để phát triển mạnh trong một thế giới việc làm mới. Sau đó, người sử dụng lao động bằng cách nào có thể giúp lực lượng lao động của họ đạt được các kỹ năng quan trọng được yêu cầu?

Cornerstone nhận định: “Xây dựng tầm nhìn, phát triển kế hoạch và triển khai công nghệ vẫn là những thách thức lớn nhất trong việc phát triển kỹ năng của nhân viên”. Người sử dụng lao động muốn phát triển công nghệ để cho phép và mở rộng quy mô phát triển kỹ năng và đào tạo kỹ thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Mặt khác, các nhân viên muốn kết hợp phát triển các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng bao gồm kỹ năng công nghệ, lãnh đạo, giao tiếp và phân tích dữ liệu, cũng như các kỹ năng cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc.

Các công ty cũng chỉ ra rằng kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng nhất đối với những thành công trong quá khứ. Do đó, người sử dụng lao động có thể sẽ tập trung tìm kiếm các kỹ năng mềm khi đưa ra quyết định tuyển dụng nhưng lại cân nhắc kỹ năng cứng khi đưa ra quyết định liên quan đến phát triển. Các nhà lãnh đạo thấy rằng sự đổi mới thực sự bắt nguồn từ các kỹ năng mềm như sáng tạo và tò mò bên cạnh các kỹ năng STEM. Các kỹ năng cứng có thể học được dễ dàng qua công việc, trong khi các kỹ năng xã hội và sự nhanh nhẹn sẽ khó đào tạo hơn hơn.

Các công ty, tổ chức hàng đầu luôn luôn khám phá. Cornerstone kết luận: Một doanh nghiệp không ràng buộc đã khuyến khích mọi người hãy thử hình dung và thử nghiệm những cách làm việc mới cũng như khuyến khích tăng trưởng, xây dựng một văn hóa công ty bao gồm sự sáng tạo, tính tò mò và tư duy của người mới bắt đầu.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan