Vì sao lòng trung thành của nhân viên lại là nhân tố then chốt?

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 04 tháng 8 2021

| bởi CTW.vn

image

Nhiều người không còn giữ tâm thế chuẩn bị quay trở lại cách làm việc trước đây - như trước đại dịch. Nếu bị ép làm điều đó, họ có thể sẽ lựa chọn nghỉ việc.

Vào đầu tháng 7, sau hơn một thập kỷ làm việc cho một ngân hàng của Pháp, Marie không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức.

Là một người mẹ hai con, cô được giữ lại vì lý do nghề nghiệp, rất yêu thích công việc của mình ở bộ phận quản lý tài sản của công ty. Nhưng vào tháng 6, ban lãnh đạo đã xác định rằng một khi đại dịch toàn cầu tiếp tục có dấu hiệu lắng xuống, mọi nhân viên sẽ sớm được sắp xếp quay lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng.

Chồng của Marie gần đây đã được đề nghị một công việc xịn sò ở Luân Đôn. Khi anh ấy đồng ý nhận việc, sẽ dễ hình dung ra viễn cảnh đôi vợ chồng trẻ phải phát triển sự nghiệp ở hai quốc gia khác nhau bắt nguồn từ những thay đổi ở nơi làm việc mà Covid-19 đã gây ra. Marie đã rất hào hứng khi nghĩ đến việc cô sẽ chuyển đến Luân Đôn và bắt chuyến tàu Eurostar đến Paris một tháng vài lần để làm việc, nhưng khi công ty cô bắt đầu thuyết phục đội ngũ nhân viên quay lại làm việc trực tiếp, một sự thật rõ ràng là cô sẽ phải đối mặt với một tình huống khó chống đỡ.

Marie cho biết: “Tôi vừa dành hơn 12 tháng để chứng minh rằng mình có thể làm việc hoàn toàn từ xa, vậy nên việc được thông báo rằng sẽ không còn sự linh hoạt nào về địa điểm làm việc là điều vô cùng khó chịu. Tôi đã cố gắng tìm ra giải pháp suốt nhiều tuần liền, nhưng cuối cùng, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài nghỉ việc. Tôi rất thích làm việc ở lĩnh vực tài chính, nhưng ưu tiên của tôi bây giờ là tìm một công việc mới phù hợp với bản thân và gia đình. Và đó có thể là một ngành nghề hoàn toàn khác.”

Khi tỷ lệ tiêm vắc-xin trên khắp thế giới được nâng cao, điều này sẽ tạo động lực cho các nhà tuyển dụng như công ty của Marie kêu  gọi mọi người quay lại văn phòng. Các doanh nghiệp đang đối mặt với một thực tế không mấy dễ chịu, chính là nhu cầu và sở thích của các nhân viên đã thay đổi. Nhiều người không còn sẵn sàng quay lại cách thức làm việc thông thường như trước đại dịch. Nếu bị ép buộc phải làm chính xác điều đó, thay vào đó, hàng triệu người sẽ chọn nghỉ việc.

“Được thông báo rằng sẽ không còn sự linh hoạt nào về địa điểm làm việc khiến tôi vô cùng khó chịu.”

Các chuyên gia cho rằng nếu các doanh nghiệp muốn giữ chân những nhân tài trung thành để duy trì sức cạnh tranh thì họ phải lắng nghe nhu cầu của thị trường lao động và thích ứng một cách nhanh chóng.

Bài học từ mất mát

Almuth McDowall - Giáo sư và Trợ lý trưởng khoa tâm lý học tổ chức tại Đại học Birkbeck của Luân Đôn giải thích rằng những mất mát trong 18 tháng qua đã chứng tỏ sự chuyển biến.

Cô nói: “Tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mất mát: mất người thân yêu, mất tự do, mất sự kết nối giữa người với người. Nhiều người trong chúng ta cũng phải kết hợp làm việc tại nhà với chăm sóc gia đình toàn thời gian khi mà con cái chúng ta được nghỉ học.”

McDowall nói rằng những sự kiện trong đời này có ý nghĩa quan trọng đến mức chúng khiến chúng ta phải cân nhắc, xem xét lại các ưu tiên của bản thân và thúc đẩy chúng ta tìm kiếm một công việc có mục đích, có ý nghĩa lớn hơn.

Sau một năm làm việc từ xa, nhiều người đang thách thức các nguyên tắc làm việc trước đại dịch chẳng hạn như sự bắt buộc có mặt tại văn phòng (Theo Getty).

Đồng thời, khi nhìn thấy những gì có thể xảy ra trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, nhiều người lao động cảm thấy sẵn sàng hơn bao giờ hết để có thể thách thức các giả định xung quanh những chuẩn mực của thế giới lao động mà một người lao động bắt buộc phải có.

Những tác động của sự suy ngẫm quan trọng này đang bắt đầu thể hiện rõ nét. Trong một cuộc khảo sát với hơn 2000 người ở Anh và Ai-len được thực hiện hồi tháng 3, có hơn 1/3 cho biết họ đang tìm kiếm cơ hội thay đổi việc làm trong 6-12 tháng tới hoặc khi nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ trở lại. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các doanh nghiệp không tích cực quan tâm những nhu cầu ngày càng gia tăng của đội ngũ nhân viên sẽ có nguy cơ đánh mất những nhân tài của mình.

Trong khi đó, Mỹ đã đạt một con số kỷ lục: 4 triệu người đã nghỉ việc chỉ trong tháng 4. Mặc dù kể từ sau đó tỷ lệ từ chức đã giảm bớt, nhưng vẫn ở mức cao.

Một điểm quan trọng về lòng trung thành

Phó Giáo sư Quản lý Anthony Klotz của trường kinh doanh tại Đại học Texas A&M đã đặt ra thuật ngữ “sự từ chức vĩ đại” vào tháng 5. Quan sát cho thấy rằng số người từ chức ở Mỹ trong năm 2020 ít hơn gần 6 triệu người so với năm 2019. Klotz đã dự đoán chính xác rằng khi đại dịch lắng xuống, những người “sẽ nghỉ việc”, những người “tạm trú tại chỗ” vào năm 2020 có khả năng sẽ rời công ty hiện tại.

Ông cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là sự giảm sút quá đỗi rõ ràng trong cam kết của tổ chức bởi nhiều yếu tố. Echoing McDowall nói rằng các nhân viên đã có được cái nhìn mới về điều gì mới thực sự quan trọng đối với họ. “Đại dịch đã mang sự chết chóc đến gần chúng ta và điều đó khiến ai cũng phải suy ngẫm”. Bên cạnh đó, cũng có những lý do quan trọng khác khiến lòng trung thành bị lung lay.

Anthony Klotz: “Có thể cách định hình bản thân trong công việc của nhiều người đã không còn như trước đây.”

Ông nói thêm: “Công việc chiếm một phần rất lớn trong con người chúng ta. Đại dịch đã làm cho các bản sắc thay đổi. Mọi người dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, một số khác có thể nghĩ nhiều hơn về các hoạt động kinh doanh, nhịp sống hối hả bên lề hay những thú tiêu khiển khác ngoài công việc hàng ngày của họ. Có thể cách định hình bản thân trong công việc của nhiều người đã không còn như trước đây. Điều đó có nghĩa là họ trở nên ít gắn bó hơn với chủ thuê lao động của mình.”

Tính linh hoạt về tài chính?

Một yếu tố khác góp phần gây hao hụt sự cam kết của đội ngũ nhân viên là nhiều công ty đã yêu cầu người lao động phải trực tiếp quay lại văn phòng, như trong trường hợp của Marie vậy. Đặc biệt, ngành tài chính đã bị chỉ trích kịch liệt vì yêu cầu người lao động quay trở lại văn phòng.

Vào tháng 5, Jamie Dimon - CEO của JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã bắt đầu một làn sóng phản ứng dữ dội khi ông cho rằng làm việc tại nhà đơn giản là không hiệu quả đối với những người mong muốn hòa mình vào nhịp sống bận rộn, hối hả. Và vào tháng 6, CEO James Gorman của Morgan Stanley nói rằng ông sẽ cực kỳ thất vọng nếu hầu hết các nhân viên không chịu trở lại làm việc tại trụ sở chính Manhattan của ngân hàng vào tháng 9.

Văn hóa của các ngân hàng trên phạm vi toàn cầu vẫn bắt nguồn từ khoảng thời gian gặp mặt trực tiếp và chủ nghĩa có mặt. Hầu hết các tổ chức tài chính đều coi trọng giá trị của các cuộc gặp gỡ trực tiếp để thuận tiện đạt được các thỏa thuận kinh doanh hay nói cách khác là dễ dàng “chốt đơn” một cách trực tiếp. Trong khi đó, các deal từ xa luôn là tạm thời. Nhưng trong bối cảnh các nhân viên ngày càng nhận thức rõ ràng và trở nên sáng suốt hơn, điều này cũng phải thay đổi.

Người lao động đã dần tích lũy được sự linh hoạt nhờ vào làm việc trong mùa dịch và nhiều người trong số đó sẽ không muốn từ bỏ những hình thức làm việc phù hợp với họ (Theo Getty).

Klotz giải thích, bất kể lĩnh vực nào cũng vậy, các công ty yêu cầu đội ngũ nhân viên quay trở lại văn phòng để làm việc toàn thời gian mà không có ngoại lệ sẽ phải thuyết phục họ bằng những cách thức thật sự thu hút. Để duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp đặc biệt là ngân hàng và công ty công nghệ (nhiều công ty đã áp dụng văn hóa làm việc từ xa vô thời hạn nhưng một số thì vẫn chưa) phải hiểu rằng mặc dù trước đại dịch xu hướng du mục kỹ thuật số và làm việc từ xa chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng các xu hướng ấy sẽ phổ biến kể từ bây giờ.

Cả Klotz và Almuth McDowall đều không nhất thiết phải dự đoán sự thiếu hụt nhân tài trong toàn ngành sẽ thành hiện thực. Chủ yếu là vì có một phạm vi rộng như vậy về cách các tổ chức cá nhân cấu trúc lại nơi làm việc của họ hậu covid-19 trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào, nhưng cả hai đều đồng ý rằng các doanh nghiệp sẽ thua những nhân viên có thực lực nếu họ không thực sự cẩn trọng.

Klotz cho biết: “Sắp xếp công việc là một tiêu chí hoàn toàn mới và quan trọng mà các nhân viên sẽ quan tâm. Mọi người sẽ muốn chọn cách sắp xếp công việc phù hợp nhất cho bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời và các công ty sẽ phải cân nhắc điều đó trước khi quyết định cách thức công ty sẽ hoạt động.”

Một cuộc khảo sát gần đây của PwC cho thấy đội ngũ nhân viên ngày càng muốn được khen thưởng không chỉ bằng tiền mà còn bằng sự linh hoạt. Bhushan Sethi - lãnh đạo của PwC cho biết: “Chúng tôi cũng nhận thấy rằng những người lao động trẻ tuổi có nhiều khả chấp nhận mức tăng lương thấp hơn để được hưởng các lợi ích phi tiền tệ bao gồm các phúc lợi sức khỏe tinh thần, thời gian nghỉ ốm không giới hạn, giờ làm việc linh hoạt và các lựa chọn làm việc từ xa. Những động lực này có thể thể hiện sự khác biệt giữa một ứng viên chấp nhận với một ứng viên không chấp nhận công việc.”

Nhân viên được trao quyền

Những câu chuyện tương tự của Marie đã làm sáng tỏ quá trình thích nghi với thị trường lao động hậu đại dịch. Tuy nhiên, có một bằng chứng quan trọng cho thấy Covid-19 đã là một chất xúc tác hiệu quả cho sức mạnh to lớn mà đội ngũ nhân viên trong thị trường lao động có thể mang lại.

Thật vậy, Klotz đưa ra quan điểm rằng chúng ta thực sự đang trong giai đoạn đầu của “kỷ nguyên nơi các nhân viên được trao quyền”.

Ở Mỹ, số người thất nghiệp đã vượt quá số lượng việc làm hiện có trong gần hai thập kỷ qua, nhưng hiện tại hai số liệu đo lường này gần như đang ở mức cố định, điều mà các nhà kinh tế mô tả là một thị trường lao động đầy gian truân, thử thách.

Klotz nói thêm: “Thành thật mà nói, tôi khó có thể quay lại giai đoạn mà thị trường việc làm rất ủng hộ nhân viên và đó chắc chắn là một tín hiệu tốt. Tiền lương phải tăng lên. Các công ty phải thích ứng. Nhưng nó cũng có thể là một giai đoạn thử nghiệm chậm.”

“Là một tổ chức, bạn sẽ không chỉ muốn đảm bảo sự có mặt đơn thuần của mọi người mà còn muốn chinh phục trái tim của họ. Và để làm được điều đó là cả một hành trình gian nan.”

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan