Design Thinking là gì? Hướng dẫn các bước thực hiện Design Thinking

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 07 tháng 9 2023

| bởi CTW.vn

Khái niệm về Design Thinking

Design thinking (tạm dịch là "tư duy thiết kế") là một phương pháp tiếp cận sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề và thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ. Phương pháp này đặt người dùng vào trung tâm của quá trình, tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu và thấu hiểu tâm tư của họ để tạo ra giải pháp có ý nghĩa và hiệu quả.

design-thinking

Design Thinking là gì

Dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương pháp kiểm tra.

Những tập đoàn hàng đầu thế giới như Apple, Google, Samsung đã nhanh chóng áp dụng phương pháp Design Thinking. Điều này thúc đẩy mỗi cá nhân suy nghĩ liên tục, tích cực và đưa ra những ý tưởng mới. Không có ý tưởng nào là tồi tệ, mọi ý tưởng đều được tôn trọng và cùng nhau chọn ra ý tưởng tốt nhất. Mỗi cá nhân được phát triển tích cực và nâng cao hiệu suất làm việc, cũng như khả năng giải quyết các vấn đề.

Lợi ích của Design Thinking

design-thinking

  • Tập trung vào người dùng: Design Thinking đặt người dùng vào trung tâm quá trình, giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Nhờ đó, sản phẩm hoặc dịch vụ được phát triển dựa trên thông tin thực tế và thấu hiểu sâu sắc về người dùng.
  • Khám phá giải pháp sáng tạo: Phương pháp này khuyến khích tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng, giúp phát hiện các giải pháp sáng tạo và không giới hạn bởi các giải pháp truyền thống.
  • Giải quyết vấn đề phức tạp: Design Thinking cung cấp một cách tiếp cận hệ thống và toàn diện để giải quyết những vấn đề phức tạp và khó khăn.
  • Đẩy nhanh quá trình phát triển: Thay vì phải tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh từ đầu, Design Thinking cho phép xây dựng các nguyên mẫu nhanh chóng để thử nghiệm và cải tiến. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian phát triển.
  • Tăng tính linh hoạt: Phương pháp này khuyến khích sự linh hoạt và kiểm tra liên tục, giúp thích ứng với các thay đổi và điều chỉnh khi cần thiết.
  • Tạo nền tảng cho sự đổi mới: Design Thinking là một cách tiếp cận sáng tạo, khuyến khích tinh thần thử nghiệm và không ngừng cải tiến, tạo ra môi trường cho sự đổi mới trong tổ chức.
  • Tăng sự đồng lòng trong nhóm làm việc: Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong nhóm đồng lòng, chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung.
  • Tăng cường sự hài hòa với thị trường: Vì được tạo ra dựa trên nhu cầu thực tế của người dùng, sản phẩm hoặc dịch vụ phát triển bằng Design Thinking thường phù hợp và được đón nhận tốt hơn trên thị trường.

Tham dự các khóa học uy tín đa lĩnh vực TẠI ĐÂY

Các bước thực hiện Design Thinking

Năm 1970, Học viện Thiết Kế tại Đại học Stanford đã cho ra 5 bước thực hiện Design Thinking giúp áp dụng nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

design-thinking

Các bước thực hiện Design Thinking

Bước 1: Thấu hiểu (Empathize)

Ở bước này, chúng ta cần thấu hiểu sâu hơn vấn đề đang giải quyết. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần đặt câu hỏi để tìm ra các yếu tố liên quan.

Giải pháp: 5-Whys và Kipling's questions, giúp tìm ra nguyên nhân và thu thập thông tin liên quan

5-Whys: Công cụ cực kỳ hữu ích để tìm ra nguyên nhân gốc (root-cause). Từ một câu hỏi "Tại sao" ban đầu, chúng ta có thể tiếp tục đào sâu để tìm ra nguyên nhân bằng cách đặt câu hỏi "Tại sao" tiếp theo cho đến khi xác định vấn đề gốc.

Kipling's questions sẽ hỗ trợ bạn trong việc thu thập dữ liệu một cách toàn diện về không gian, thời gian, con người và cách thức thông qua các trả lời các câu hỏi sau: What, Where, When, Why, How.

Bước 2: Xác định (Define)

Sau khi đã hiểu rõ các vấn đề, bước tiếp theo là xác định rõ ràng, ưu tiên và lựa chọn các vấn đề nào nên được giải quyết, những kỳ vọng nào nên được đáp ứng. Vì nguồn lực của mỗi doanh nghiệp có hạn, chúng ta không thể giải quyết được tất cả vấn đề cùng một lúc.

Công cụ cần sử dụng trong bước này là: Sơ đồ xương cá (Fishbone diagram).

Sơ đồ xương cá là một biến thể của Mindmap, được sử dụng đặc biệt trong giải quyết vấn đề. Mô hình này giúp trình bày lại các dữ liệu đã được liệt kê từ bước đầu tiên. Cách trình bày sơ đồ xương cá như sau: Mỗi đỉnh xương cá đại diện cho một nguyên nhân (nguyên nhân) - được tìm ra từ bước 5-Whys. Trên mỗi nhánh xương sẽ là các yếu tố được thu thập từ Kipling's questions.

Bước 3: Sáng tạo ý tưởng (Ideate)

Trong phần này, chúng ta tập trung vào việc sáng tạo ý tưởng dưới sự hỗ trợ của nhóm và cố gắng tạo ra những ý tưởng thật tốt với công cụ Brainstorming

Brainstorming là một công cụ không thể thiếu trong các buổi họp đưa ra ý tưởng của các nhóm. Bên cạnh đó, Brainstorming cũng có nhiều bất cập. Để đảm bảo sử dụng công cụ brainstorming một cách hiệu quả nhất, cần thực hiện từng bước như sau:

  • Warm up and Explain problem: Giới thiệu về vấn đề trước nhóm và trình bày fishbone diagram để các thành viên cùng nắm rõ những thông tin cần thiết. Điều này rất quan trọng để ý tưởng đi đúng hướng và giải quyết được các vấn đề cốt lõi.
  • Present rules: Thông báo luật thảo luận cho mọi người. Trong brainstorming, chỉ có một luật duy nhất là Không Phê phán bất kỳ ý tưởng nào được đưa ra.
  • Call for ideas: Tất cả mọi người viết hết các ý tưởng trong đầu mình lên một tờ giấy. Mục tiêu là thu thập càng nhiều ý tưởng càng tốt, không quan trọng chất lượng hay tính đúng sai của ý tưởng tại bước này.
  • Discussion: Tại bước này, mọi người sẽ cùng đặt các ý tưởng lên bảng theo từng vùng, mỗi vùng chứa các ý tưởng liên quan hoặc giống nhau. Sau đó, tiến hành thảo luận từng vùng và chọn ra 1-2 ý tưởng tốt nhất trong vùng đó. Đây là thời điểm để nhận xét và suy luận tự do. Những ý tưởng gây tranh cãi sẽ được để riêng sang một bên.
  • Evaluation: Cuối cùng chúng ta sẽ đánh giá lần cuối. Những ý tưởng gây tranh cãi và không thống nhất cũng sẽ được loại bỏ. Mục tiêu tại bước này là đạt được 1-2 ý tưởng hoặc 1 nhóm ý tưởng thích hợp và tốt nhất.

Như vậy, một buổi brainstorming sẽ đạt hiệu quả tối đa nhờ vào quy trình và phương pháp rõ ràng, xuất phát từ 2 bước Thấu hiểu và Xác định. Gần như vấn đề đến đây đã được giải quyết.

Bước 4: Tạo mẫu (Prototype)

Prototype sẽ giúp bạn hình dung các ý tưởng của mình thông qua các mô hình hoặc sản phẩm mẫu, để nghiên cứu tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã đặt ra ở 3 bước trước.

Các sản phẩm mẫu tại bước này có thể là: sản phẩm thức uống (nếu bạn đang làm trong lĩnh vực F&B), demo khóa học (nếu làm lĩnh vực về đào tạo và hướng dẫn),...

Thông qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu. Bước này giúp doanh nghiệp nhận thức được hạn chế và các vấn đề hiện hữu của sản phẩm một cách rõ ràng, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.

Bước 5: Kiểm tra (Test)

Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước, nhưng trong một quá trình Design Thinking thực tế, bước này thường được lặp đi lặp lại.

Trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ, cách giải quyết các vấn đề. Các phản hồi là yếu tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện giải pháp. Vì giải pháp có thể phù hợp hôm nay nhưng lại trở nên vô dụng vào hôm sau.

Phía trên là những thông tin khái quát về Design Thinking và cách để thực hiện được tư duy thiết kế này. Đây sẽ là công cụ vô cùng hữu ích nếu bạn có thể áp dụng dù trong bất kỳ lĩnh vực nào. Cuối cùng, hãy theo dõi CanThoWork để biết thêm nhiều kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý vô cùng hữu ích.

Nguồn bài viết

Nguồn: Tổng hợp

Ảnh: Freepik

Cố Vấn Việc Làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết liên quan