Bật mí tất tần tật về ngành tài chính (Finance)

Tài chính - Kế toán

| 16 tháng 7 2021

| bởi CTW.vn

image
Giới thiệu

Nhóm Ngành Finance là một ngành hấp dẫn ở nhiều nước với triển vọng rộng mở, mức lương cao và nhiều cơ hội ở trong cũng như ngoài nước. Ngành Finance có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả quốc gia. Tuy nhiên, nhóm ngành này không phải là một ngành học dễ dàng bởi hàng ngàn con số đang chờ bạn. Vậy ngành Finance là ngành học gì? Vai trò của ngành Finance đối với các tập đoàn lớn là gì? Triển vọng ngành Finance ra sao? Hãy cùng khám phá bài viết bên dưới.

1. Ngành Finance là gì?

Ngành tài chính (Finance) là ngành học về sự quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng, các khoản đầu tư, tài sản và vốn. Ngành Finance có vai trò then chốt vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia cũng như doanh nghiệp và cá nhân. Ngành Finance có thể được chia ra làm hai ngành nhỏ: Ngành ngành tài chính ngân hàng (Finance & Banking) và tài chính kế toán (Finance & Accounting). 

Ngành Finance & Banking là ngành liên quan đến nhiều dịch vụ tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ, nguồn tiền cụ thể như là sự quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng, các khoản đầu tư, tài sản và vốn. Ở nhóm ngành này được chia ra nhiều lĩnh vực như:

  • Ngân hàng (Banking)
  • Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
  • Tài chính thuế (Taxation and Finance)
  • Tài chính bảo hiểm (Insurance and Finance)
  • Tài chính quốc tế (International Finance)
  • Tài chính công (Public Finance)

Ngành Finance & Accounting là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp. Ở nhóm ngành này được chia ra nhiều lĩnh vực như:

  • Kế toán tài chính (Financial Accounting)
  • Kế toán quản trị (Management Accounting)
2. Tầm quan trọng của ngành Finance

Tài chính luôn đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp hay cả một đất nước. Đối với cá nhân, tài chính có vai trò huy động và phân phối các hoạt động quyết định các hoạt động và hành vi. Dựa vào mức tài chính mọi người có thể thấy được sự phân biệt giữa tầng lớp, giai cấp, hoàn cảnh.

Đối với doanh nghiệp, tài chính là xương sống của sự phát triển, không có tài chính ngay cả việc thành lập bạn cũng không thể thành lập hay mở doanh nghiệp. Sau khi thành lập mọi hoạt động, mọi vấn đề từ nhân sự, mặt bằng, sản phẩm, dây chuyền sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị…đều cần đến tài chính.

Đối với một quốc gia, tài chính chi phối các cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Quốc gia cũng là nguồn phân phối tài chính và ngược lại tài chính cá nhân của công ty, doanh nghiệp cũng tác động vào tài chính của đất nước. Vậy nên có thể nhìn vào mặt bằng chung của cá nhân, của các công ty doanh nghiệp để đánh giá tài chính của một quốc gia và ngược lại.

3. Học ngành Finance & Accounting hay Finance & Banking ra làm gì?

Công việc phổ biến ngành Finance & Banking sau khi hoàn thành bậc đại học:

  • Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst) trong vòng 2 – 3 năm.
  • Associate (cấp cao hơn Analyst) sau 4-5 năm làm việc
  • Phó giám đốc (Vice-President) sau 8 năm làm việc trong lĩnh vực Finance
  • Sau khi đã tích luỹ đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm, bạn có thể lên được vị trí: 
  • Giám đốc quản lý tài chính (Financial Director). 

Trong khi đó một số người sẽ quay lại trường học để lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) và sau đó chuyển sang những hướng khác như: Tư vấn – Consulting, Tổ chức phi lợi nhuận – Non-profit, các quỹ đầu tư – Funding. 

Công việc ngành Finance & Accounting khác biệt hơn. Người học có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm như:

  • Kế toán doanh nghiệp (Corperation Accounting)
  • Kiểm toán (Audit)
  • Giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
  • Nghiên cứu, giảng viên, Thanh tra kinh tế…
4. Mức lương ngành Finance & Accounting khởi điểm ở các nước

Nhìn chung, mức lương ngành Finance ở các nước phát triển nằm ở mức rất cao, mở ra cho sinh viên một sự nghiệp triển vọng.

Mức lương khởi điểm ngành Finance & Banking ở một số nước.

  • Việt Nam: 6000 USD/năm
  • Thụy Sĩ: 90.000-120.000 USD/năm
  • Bỉ: 55.000-80.000 euro/năm
  • Đức: 55.00-80.000 euro/năm
  • Mỹ: 115.000 USD/năm
  • Úc: 110.000-140.000 AUD/năm
  • Hà Lan: 45.000 đến 65.000 euro/năm
  • Nhật Bản: 4 triệu đến 6.5 triệu yên/năm
  • Ireland: 50.000 đến 65.000 euro/năm
  • Singapore: 75.000 SGD/năm.

Mức lương ngành Finance & Accounting khởi điểm ở một số nước phát triển rất cao so với trung bình.

  • Việt Nam: 5000 USD/năm
  • Luxembourg: 59.000 đến 70.000 USD/năm
  • Mỹ: 60.000 đến 80.000 USD/năm
  • Australia: 63.000 đến 97.000 USD/năm
  • New Zealand: 64.000 đến 85.000 USD/năm
  • Anh: 69.000 87.000 USD một năm
  • Thụy Sĩ: 80.000 đến 100.000 USD/năm
  • Nhật: 87.000 đến 160.000 USD/năm.
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan