10 lý do hàng đầu khiến người lao động nghỉ việc

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 30 tháng 9 2020

| bởi CTW.vn

image

Danh mục các việc cần làm để giữ chân nhân viên tài năng

Tác giả: Susan M. Heathfield
Cập nhật: 09 tháng 12, 2019

Tại sao người lao động nghỉ việc?

Người lao động nghỉ việc vì nhiều lý do. Họ phải di chuyển đến nơi ở khác cùng vợ chồng hay bạn đời, ở nhà để chăm con, thay đổi định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội thăng tiến với công việc tự do, hoặc theo đuổi con đường học vấn. Những lý do này khó giải quyết bởi người sử dụng lao động, bởi chúng liên quan đến các sự kiện cuộc sống ngoài phạm vi công việc.

Tuy nhiên, đa phần các lý do người lao động nghỉ việc nằm trong khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động. Thật vậy, bất cứ yếu tố nào tại nơi làm việc hiện tại, từ văn hóa, môi trường làm việc đến nhận thức của nhân viên về công việc và cơ hội đều chịu tác động bởi người sử dụng lao động.

Làm cách nào để giữ chân những nhân viên tốt nhất?

Cách tốt nhất để giữ chân người lao động là luôn biết họ đang nghĩ gì. Họ có đang hạnh phúc với công việc của mình? Các nhu cầu sự thử thách, cảm giác thuộc về, phát triển, và ý nghĩa công việc có được đáp ứng? Họ có nhận được sự trao đổi, giải quyết vấn đề, phản hồi và công nhận mà họ cần từ sếp của họ?

Nếu bạn giữ kết nối với người lao động của mình, bạn có thể nhìn thấy trước các vấn đề tiềm năng liên quan đến việc giữ chân nhân viên. Nhưng, bạn phải nghĩ về việc giữ chân nhân viên hằng ngày. Các hệ thống, các quy trình, và các yêu cầu tại công ty có hỗ trợ nhân viên hay không?

Chúng có hỗ trợ các nhu cầu quan trọng nhất của người lao động cho một công việc ý nghĩa, mức thu nhập và phúc lợi cạnh tranh trên thị trường và khả năng ảnh hưởng của họ lên chính công việc và nơi làm việc? Quan trọng nhất, các yếu tố đó có khiến người lao động muốn ở lại?

Bí quyết: Hãy hỏi họ. Hãy tổ chức các buổi phỏng vấn để xác định lý do nhân viên ở lại với công ty. Sau đó, hãy chú ý đến và phát huy các yếu tố mà người lao động chỉ ra rằng đó là điều thôi thúc họ đi làm mỗi ngày. 

Tại sao người lao động tìm kiếm một công việc mới?

Người lao động tìm kiếm công việc vì có lý do. Hãy tìm hiểu đó là lý do gì trước khi họ thông báo nghỉ việc. 

Chắc chắn rằng thỉnh thoảng người lao động nhận được một cơ hội tuyệt vời từ trên trời rơi xuống. Nhưng, điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Hãy biết cơ hội tuyệt vời đó là gì và tạo ra cơ hội tuyệt vời đó ngay trong công ty để giữ chân những nhân viên giỏi nhất của bạn.

Dưới đây là mười lý do quan trọng tại sao nhân viên bỏ việc. Bạn có thể quản lý tất cả chúng để giữ chân những nhân viên tốt nhất của bạn theo các gợi ý tại đây.

1. Quan hệ với sếp

Người lao động không nhất thiết phải trở thành bạn bè với sếp của họ nhưng giữa hai bên cần có một mối quan hệ nhất định. Sếp là một phần quá quan trọng của cuộc sống hằng ngày tại nơi làm việc để mà bị biến thành một mối quan hệ kém thoải mái.

Sếp đưa ra phương hướng và phản hồi, dành thời gian trong các cuộc họp riêng một-một, và kết nối nhân viên với tổ chức lớn hơn. Việc có một mối quan hệ độc hại với người mà nhân viên báo cáo trực tiếp sẽ làm suy yếu sự gắn kết, tự tin và cam kết của nhân viên đó.

Theo nhiều nguồn thông tin, một người sếp tồi cũng là lý do số một khiến nhân viên nghỉ việc. Bạn có thể tham khảo các cách để hòa hợp với sếp. 

2. Công việc nhàm chán và thiếu thử thách

Không ai muốn trở nên nhàm chán và thiếu thử thách bởi công việc của họ. Thật đấy. Nếu bạn có một nhân viên hành động như thể cô ấy đang cảm thấy nhàm chán với công việc, bạn cần giúp cô ấy tìm thấy niềm đam mê. Nhân viên muốn tận hưởng công việc của họ. Bởi lẽ, họ dành hơn một phần ba thời gian trong ngày để làm việc, chuẩn bị cho công việc và di chuyển đến chỗ làm.

Lưu ý quan trọng: Hãy làm việc chặt chẽ và gần gũi với nhân viên trực tiếp báo cáo cho bạn để đảm bảo mỗi nhân viên được tham gia gắn kết, cảm thấy hào hứng và được thử thách để đóng góp, sáng tạo và thể hiện. Nếu không, bạn sẽ đánh mất họ vào tay một người sử dụng lao động sẽ làm những điều đó.

3. Quan hệ với đồng nghiệp

Khi một nhân viên rời khỏi công ty, mọi thư điện tử (email) được gửi đến toàn bộ công ty, để nói lời tạm biệt, sẽ bao gồm một lời nhận xét về những người đồng nghiệp tràn đầy đam mê mà người nhân viên quan tâm và sẽ bỏ lỡ. Thứ hai, chỉ với một người quản lý nhân viên, các đồng nghiệp mà anh ta ngồi, tương tác và phục vụ trong các nhóm, là những thành phần quan trọng của môi trường làm việc của nhân viên.

Nghiên cứu từ Viện Gallup chỉ ra rằng một trong 12 yếu tố làm sáng tỏ câu hỏi liệu một nhân viên có hài lòng với công việc của họ hay không chính là việc có một người bạn thân tại nơi làm việc. [1] Mối quan hệ với đồng nghiệp sẽ giữ chân nhân viên. Hãy ra thông báo và can thiệp nếu có vấn đề phát sinh giữa các nhân viên diễn ra mà có vẻ như họ không thể tự giải quyết được.

4. Cơ hội sử dụng các kỹ năng và khả năng của nhân viên

Khi nhân viên sử dụng các kỹ năng và khả năng đặc biệt của họ trong công việc, họ sẽ cảm nhận sự tự hào, thành tựu và trở nên tự tin. Họ sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động mà họ giỏi và “kéo căng” các kỹ năng và khả năng của họ hơn nữa.

Lưu ý quan trọng: Nhân viên muốn vươn lên và phát triển kỹ năng của họ. Nếu họ không thể làm điều này trong công việc của bạn, họ sẽ tìm một nơi họ khác để làm điều đó. Bởi nó bao gồm cả cơ hội. Nếu một nhân viên không thể nhìn thấy con đường để tiếp tục phát triển trong chính tổ chức hiện tại, nhiều khả năng họ sẽ tìm nơi khác để phát triển nghề nghiệp hoặc thăng tiến. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nói chuyện với nhân viên và biết về mong muốn cũng như mơ ước của họ. Hãy giúp họ vạch ra một con đường rõ ràng để đạt được chúng.

5. Đóng góp công việc cho các mục tiêu kinh doanh của tổ chức

Nhà quản lý cần ngồi lại với từng nhân viên báo cáo trực tiếp cho mình và thảo luận về mức độ phù hợp giữa công việc của nhân viên với các đóng góp, đầu ra chủ chốt cho chiến lược và kế hoạch kinh doanh tổng thể của tổ chức. Người lao động cần cảm thấy được kết nối, được là là một phần của một cái gì đó lớn hơn công việc của họ, và như thể họ quan trọng trong bức tranh lớn hơn của tổ chức.

Cảnh báo: Quá nhiều nhà quản lý cho rằng nhân viên sẽ nhận được thông tin về tầm nhìn, sứ mệnh và kế hoạch tổng thể từ nhân viên điều hành và tự thực hiện bước nhảy vọt này. Họ không làm vậy và cũng không thể làm được. Họ cần sự giúp đỡ của bạn để hiểu và kết nối công việc của họ với bức tranh lớn hơn. Nếu họ không phải là một phần của bức tranh lớn hơn ấy, họ sẽ biến mất khỏi đó.

6. Tự chủ và độc lập trong công việc

Các tổ chức nói về trao quyền, tự chủ và độc lập, nhưng chúng không phải là điều mà bạn có thể làm và đưa cho mọi người. Chúng là những đặc điểm và nét đặc trưng mà một nhân viên cần theo đuổi và nắm lấy. Bạn chịu trách nhiệm cho môi trường làm việc để có thể cho phép nhân viên làm điều này. Họ chịu trách nhiệm làm việc đó.

Tại một phiên trao đổi trong sự kiện của một tổ chức nọ, một nhà tư vấn đã trình bày về Nguyên tắc Oz. Ông chỉ ra rằng bằng cách tạo ra văn hóa trách nhiệm và giải trình, bạn tạo ra sự trao quyền khi nhân viên sở hữu và thực hiện trách nhiệm của mình. Không có điều này, các nhân viên tốt nhất của bạn sẽ rời đi.

7. Ý nghĩa của công việc

Vâng, đúng vậy, công việc có ý nghĩa. Mọi nhân viên đều muốn làm một điều gì đó tạo nên sự khác biệt, không nhất thiết phải bận rộn hay tạo ra giao dịch, và góp phần vào một điều gì đó lớn hơn chính họ. Điều này đầy tham vọng và có thể làm được. Nhưng, các nhà quản lý phải giúp nhân viên thấy rằng công việc của họ đang đóng góp vào việc tạo ra các kết quả đầu ra làm nên sự khác biệt trên toàn thế giới.

Với một số sản phẩm và dịch vụ - chẳng hạn như nghiên cứu về bệnh ung thư, cứu đói, giải cứu động vật, chẩn đoán và điều trị bệnh, sản xuất sữa hoặc trồng cây -  có ý nghĩa rõ ràng, nhưng công việc của tất cả mọi người đều cần có sự ý nghĩa như nhau. Hãy giúp nhân viên kết nối với lý do tại sao công việc của họ có ý nghĩa hoặc họ sẽ tìm một công việc với một người chủ sẽ làm điều đó.

8. Kiến thức về sự ổn định tài chính của tổ chức

Bất ổn tài chính: thiếu doanh số, sa thải hoặc giảm giờ làm việc, đóng băng lương, đóng băng hoạt động thuê mướn, các đối thủ thành công được đăng tin nổi bật, tin tức xấu về công ty, chi phí nhân viên, sáp nhập và mua lại công ty, v.v,  tất cả dẫn đến cảm giác bất ổn và thiếu lòng tin ở nhân viên.

Cảnh báo: Nhân viên nào đang lo lắng có xu hướng sẽ rời đi. Hãy minh bạch về mọi thay đổi và các thay đổi tiềm năng. 

Hãy cho người lao động biết tình hình hoạt động doanh nghiệp vào mọi lúc và kế hoạch để đi đúng hướng hoặc phục hồi trong tương lai. Nếu sự cố tiêu cực xảy ra, hãy trao đổi. Bạn không thể giao tiếp quá mức khi đang cố gắng xoa dịu lo lắng của nhân viên.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất ở đây là niềm tin và sự tôn trọng dành cho đội ngũ quản lý của nhân viên. Nếu họ tôn trọng phán đoán, định hướng và quyết định của bạn, họ sẽ ở lại. Nếu không, họ sẽ rời đi. Cuối cùng thì, họ cần xem sự ổn định tài chính của chính gia đình mình để quyết định theo hoặc không theo cách điều hành nào.

9. Văn hóa chung của doanh nghiệp

Mặc dù nó không phải là một những yếu tố hàng đầu trong danh sách các mối quan tâm của nhân viên, văn hóa chung của doanh nghiệp làm nên ra sự khác biệt cho nhân viên. Doanh nghiệp của bạn có đánh giá cao nhân viên, đối xử với nhân viên một cách tôn trọng và cung cấp lương thưởng, phúc lợi và và đặc quyền thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với nhân viên hay không?

Môi trường làm việc của bạn có tạo thuận lợi cho sự hài lòng và gắn kết của nhân viên hay không? Bạn có tổ chức các sự kiện, hoạt động, lễ kỷ niệm cho nhân viên cũng như các hoạt động gắn kết nhằm giúp nhân viên cảm thấy doanh nghiệp của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc hay không?

Lưu ý quan trọng: Nhân viên đánh giá cao một nơi làm việc có quá trình giao tiếp minh bạch, hoạt động quản lý thông suốt, ban điều hành dễ tiếp cận và đáng tôn trọng, cũng như định hướng rõ ràng và hiểu được. Văn hóa tổng thể của doanh nghiệp sẽ giữ chân hoặc khiến nhân viên quay lưng. Hãy nghĩ xem điều gì mang đến cho bạn cái bạn muốn và cần cho thành công?

10. Sự công nhận hiệu suất công việc từ nhà quản lý

Nhiều nơi thường xuyên lên danh sách khen ngợi nhân viên, nhưng, theo kết quả khảo sát về nhân viên bởi Hiệp hội Quản lý Nhân sự (SHRM), sự công nhận lại không nằm trong 14 mối quan tâm hàng đầu của nhân viên [2]. Nói một cách khác, mặc dù sự công nhận là quan trọng, nó không nằm trong số các mối quan tâm lớn của nhân viên.

Việc thiếu sự công nhận có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố đã kể trên, đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp, nhưng có lẽ nó không phải là yếu tố quyết định trong việc ra quyết định rời khỏi tổ chức của nhân viên. Hãy đưa ra thật nhiều đánh giá cao và công nhận như phủ lớp mật đường lên chiếc bánh mang tên “nỗ lực giữ chân nhân viên” của bạn.

Nhưng, hãy chú ý đến các yếu tố quan trọng hơn, chính là “chiếc bánh”, nếu bạn muốn giữ chân nhân viên tốt nhất của mình. Hãy ghi nhận cuộc sống cách bạn sống trong tổ chức của bạn để giữ tài năng tốt nhất của bạn.

Nếu bạn chú ý đến mười yếu tố kể trên đây, bạn sẽ giảm được chi phí và giữ chân nhân viên tốt nhất của mình. Nếu không, bạn sẽ phải thường xuyên tổ chức các cuộc phỏng vấn nghỉ việc và tiệc chia tay. Việc tuyển dụng một nhân viên mới rất tốn kém. Thay vì vậy, tại sao không dành những nỗ lực cần thiết để giữ chân nhân viên mà bạn đã khó khăn lắm mới tuyển và thuê được?

Nguồn bài viết
  1. Gallup: Workplace. "Item 10: I Have a Best Friend at Work.", truy cập vào 06 tháng 11, 2019.
  2. SHRM. "SHRM/Globoforce Using Recognition and Other Workplace Efforts to Engage Employees.", truy cập vào 06 tháng 12, 2019.
Bài viết liên quan