Tư duy phản biện

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 22 tháng 7 2020

| bởi CTW.vn

image
Tư duy phản biện là gì và lý do tại sao đây lại là một kỹ năng thiết yếu?

 

Tư duy phản biện là quá trình phân tích cẩn thận và có hệ thống các vấn đề để tìm ra giải pháp. Tư duy phản biện bao gồm việc xác định một số giải pháp khả thi, sau đó đánh giá từng giải pháp một cách có logic, so sánh và cuối cùng chọn ra giải pháp mà bạn kết luận là có triển vọng nhất.

Tại sao bạn nên có tư duy phản biện?

Khả năng suy nghĩ logic về một vấn đề để giải quyết nó là một kỹ năng mềm có giá trị. Nhà tuyển dụng thích những ứng viên có kinh nghiệm sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện. Họ muốn có những nhân viên có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn, họ muốn những người có thể giải quyết chúng một cách hiệu quả.

Các bí quyết giúp bạn phát triển tư duy phản biện

Bạn có thể nghĩ rằng mình không có đủ thời gian để tìm ra một giải pháp được cân nhắc kỹ lưỡng. Mặc dầu quỹ thời gian là quý giá và hạn hẹp, một câu trả lời được ra vội vã thì thường kém hiệu quả hơn nhiều so câu trả lời đưa ra qua  tư duy phản biện.

Tư duy phản biện là một trong một số kỹ năng sống mà bạn nên cố gắng phát triển khi còn đi học, bằng cách, chẳng hạn như đăng ký các lớp khoa học. Bài tập trên lớp sẽ đòi hỏi bạn đưa ra các giả thuyết và sau đó kiểm tra chúng trước khi rút ra kết luận.

Học sinh tham gia các lớp học nghệ thuật cũng phải sử dụng tư duy phản biện . Để hoàn thành các dự án, học sinh sẽ phải cân nhắc lựa chọn phương tiện và kỹ thuật tốt nhất cho phép mình thể hiện được dụng ý nghệ thuật của mình.

Hãy tham gia một câu lạc bộ tranh luận. Xem xét các vấn đề, áp dụng lập trường về chúng, và sau đó tranh luận về quan điểm của mình buộc bạn phải suy nghĩ một cách chín chắn.

Sinh viên đã tốt nghiệp không có nghĩa là không còn may mắn như sinh viên. Hãy thực hành tư duy phản biện trong khi làm các công việc hàng ngày. Ví dụ, trước khi bỏ phiếu bầu cho bất kỳ ứng cử viên nào, hãy tìm hiểu về họ. Khi quyết định nơi ăn tối, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế của bạn về loại thực phẩm, sức khỏe và chi phí. Nếu mua hàng, hãy nghiên cứu và đọc các nhận xét về các nhãn hiệu khác nhau.

image
Nghề nghiệp đòi hỏi kỹ năng tư duy phản biện tốt

Tư duy phản biện có thể được kỳ vọng ở hầu hết các ngành nghề, dù vậy, một số ngành nghề trong số đó có tư duy phản biện như một phần cốt lõi của công việc. Những nghề nghiệp này thường xuyên phải đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề:

  • Thẩm phán (Judge): Thẩm phán chủ tọa các vụ án hình sự và dân sự, đảm bảo  công lý và công bằng
  • Luật sư (Attorney): Luật sư đại diện cho những người có liên quan đến các vụ án dân sự và hình sự.
  • Chuyên viên định phí bảo hiểm (Actuary): Chuyên viên định phí bảo hiểm ước tính xác suất của một số sự kiện và đánh giá tổn thất mà nó có thể gây ra cho chủ công ty của họ hoặc khách hàng nếu sự kiện đó xảy ra..
  • Bác sĩ (Doctor): Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để chẩn đoán và sau đó điều trị bệnh cũng như các chấn thương.
  • Nhà nghiên cứu phân tích hoạt động doanh nghiệp (Operations Research Analyst): Các nhà nghiên cứu phân tích hoạt động doanh nghiệp giải quyết các vấn đề cho các công ty và tổ chức bằng cách sử dụng kiến ​​thức toán học.
  • Hiệu trưởng (Principal): Hiệu trưởng quản lý mọi thứ diễn ra bên trong nhà trường. Họ đặt ra các mục tiêu giáo dục - đào tạo và đảm bảo rằng các giáo viên đứng lớp đáp ứng được các mục tiêu đó.
  • Kỹ sư y sinh (Biomedical Engineer): Các kỹ sư y sinh trước hết sẽ phân tích và sau đó giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh học và y học.
  • Kỹ thuật viên hóa sinh hoặc Kỹ thuật viên y sinh (Biochemist / Biophysicist): Kỹ thuật viên hóa sinh thì nghiên cứu thành phần hóa học của các sinh vật sống. Các kỹ thuật viên y sinh thì nghiên cứu năng lượng điện và năng lượng cơ học liên quan như thế nào đến tế bào và các sinh vật sống.
  • Nhà khoa học y học (Medical Scientist): Các nhà khoa học y học nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và tìm cách điều trị cũng như phòng ngừa chúng.
  • Kiểm tra viên tài chính (Financial Examiner): Kiểm tra viên tài chính đảm bảo các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác tuân thủ luật pháp và quy định của chính phủ.
  • Kỹ sư (Engineer): Các kỹ sư sử dụng chuyên môn khoa học và toán học để giải quyết các vấn đề.
  • Y sĩ (Physician Assistant): Y sĩ khám và điều trị cho bệnh nhân dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Nha sĩ (Dentist): Nha sĩ chẩn đoán và điều trị các vấn đề về răng miệng của bệnh nhân.
  • Đặc vụ (Special Agent): Đặc vụ thu thập thông tin để xác định xem mọi người hoặc tổ chức có vi phạm luật nào không.
  • Nhà địa chất (Geoscientist): Nhà địa chất nghiên cứu các khía cạnh vật lý của trái đất và cũng có thể tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Nhà tâm lý học hoặc chuyên gia giám định tâm lý lâm sàng (Clinical / Counseling Psychologist): Nhà tâm lý học hoặc chuyên gia giám định tâm lý lâm sàng sẽ đánh giá tâm lý, cảm xúc và hành vi của bệnh nhân trước khi xây dựng kế hoạch điều trị.
  • Nhà nhân chủng học (Anthropologist): Nhà nhân chủng học nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển và hành vi của con người.
  • Bác sĩ nhãn khoa (Optometrist): Bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt và rối loạn mắt.
  • Chuyên gia thính học (Audiologist): Chuyên gia thính học chẩn đoán những khó khăn về thính giác và rối loạn thăng bằng.
  • Nhà khảo cổ học (Archaeologist): Nhà khảo cổ học khai quật và phân tích các cổ vật còn sót lại từ các nền văn minh trước đây.
  • Nhà hóa học (Chemist): Nhà hóa học sử dụng kiến ​​thức về hóa chất để tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • Chuyên gia vật lý trị liệu phục hồi chức năng (Occupational Therapist): Chuyên gia vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng của cơ thể để thực hiện các hoạt động sống và làm việc hàng ngày.
  • Phi công (Pilot): Phi công lái máy bay và trực thăng làm việc cho các hãng hàng không vận chuyển hành khách và hàng hóa theo lịch trình cố định hoặc làm việc cho các công ty cung cấp các chuyến bay đặc quyền, các chuyến hàng cứu hộ hoặc chụp ảnh trên không.
  • Chuyên gia về chế độ ăn uống hoặc chuyên gia dinh dưỡng (Dietitian / Nutritionist): Chuyên gia về chế độ ăn uống và chuyên gia dinh dưỡng lên kế hoạch ăn uống và dinh dưỡng, giám sát việc chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, cưng như thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Kỹ thuật viên y tế khẩn cấp hoặc nhân viên trợ y (EMT / Paramedic): Kỹ thuật viên y tế khẩn cấp hoặc nhân viên trợ y điều trị cho những người bị bệnh hoặc bị thương nặng cần được chăm sóc ngay lập tức.
  • Chuyên gia tư vấn Hôn nhân và Gia đình (Marriage and Family Therapist): Chuyên gia tư vấn Hôn nhân và Gia đình cung cấp giải pháp trị liệu cho các gia đình, các cặp vợ chồng và các cá nhân. Họ làm việc dựa trên quan điểm làm việc rằng những người cùng chung sống có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.
  • Chuyên gia tư vấn giáo dục sức khỏe (Health Educator): Chuyên gia tư vấn giáo dục sức khỏe hướng dẫn cho từng cá nhân và cộng đồng cách sống lành mạnh.
  • Nhà quản lý hệ thống thông tin và máy tính (Computer and Information Systems Manager): Nhà quản lý hệ thống thông tin và máy tính điều phối các hoạt động liên quan đến máy tính của các công ty và tổ chức khác nhau.
  • Cố vấn tài chính (Financial Advisor): Cố vấn tài chính giúp khách hàng lập kế hoạch đạt được các mục tiêu tài chính của họ.
  • Chuyên gia vật lý trị liệu phục hồi chức năng (Physical Therapist): Chuyên gia vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp phục hồi chức năng của các cơ quan cho những người bị thương trong các vụ tai nạn hoặc những người tàn tật.
  • Nhà thiết kế thời trang (Fashion Designer): Nhà thiết kế thời trang tạo ra quần áo và phụ kiện.
  • Giám đốc tiếp thị (Marketing Manager): Giám đốc tiếp thị xây dựng chiến lược tiếp thị của các công ty.
  • Dược sĩ (Pharmacist): Dược sĩ phát thuốc theo toa và hướng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc.
  • Chuyên gia nhân sự (Human Resources Specialist): Chuyên gia nhân sự chọn những ứng viên có khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.
  • Chuyên gia quy hoạch đô thị hoặc chuyên viên quy hoạch khu vực (Urban / Regional Planner): Chuyên gia quy hoạch đô thị và chuyên gia quy hoạch khu vực giúp cộng đồng tìm ra cách sử dụng đất đai và tài nguyên của họ một cách tối ưu.
  • Chuyên gia khảo sát (Survey Researcher): Chuyên gia nghiên cứu khảo sát thiết kế bảng câu hỏi và sử dụng các công cụ khác nhau để thu thập dữ liệu về con người.
  • Chuyên viên giám định (Assessor): Chuyên viên giám định xác định giá trị của nhiều loại tài sản ở các thành phố, quận và các đơn vị trực thuộc khác.
  • Nhà khoa học giám định pháp y (Forensic Scientist): Nhà khoa học giám định pháp y thu thập và phân tích bằng chứng hữu hình từ hiện trường vụ án.
  • Chuyên gia chế bản (Desktop Publisher): Chuyên gia chế bản dùng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế tạo ra chế bản mềm cho sách và ấn phẩm.
  • Chuyên gia tổ chức sự kiện (Event Planner): Chuyên gia tổ sự kiện điều phối các hội nghị, các cuộc họp kinh doanh, triển lãm thương mại và các bữa tiệc thân mật cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Nguồn bài viết
Bài viết liên quan