Quản đốc xưởng là gì? 5 kỹ năng cần có của một Quản đốc xưởng giỏi

Sản xuất (Vận hành, Gia công)

| 19 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
Quản đốc xưởng là gì?

Quản đốc xưởng (hay Production Manager; Head Foreman) là vị trí công việc thuộc bộ phận quản lý, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, bao gồm quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, quản lý – xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề phát sinh,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao.

Quản đốc xưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/ Giám đốc công ty và các phòng, ban chuyên môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị. 

Tìm việc quản đốc xưởng có dễ không?

"Tìm việc quản đốc xưởng có dễ không?" là thắc mắc chung của nhiều người, khi mà số lượng nhà máy, khu công nghiệp ngày càng nhiều. 

Trên thực tế, để thăng tiến lên Quản đốc hay ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần thời gian tích lũy và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết ở những vị trí công việc thấp hơn liền kề trước đó như tổ trưởng, trưởng ca... để sâu sát trong mọi khâu, mọi công đoạn - nắm được những khó khăn, sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc và định hướng xử lý phù hợp - thấu hiểu những khó khăn, nguyện vọng của công nhân trong xưởng để nỗ lực cải thiện chất lượng công việc - vững kỹ năng quản lý và điều hành nhân sự... từ đó, xác định đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản đốc xưởng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc được giao.

5 kỹ năng cần có của một quản đốc xưởng giỏi

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản đốc xưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là “chiếc cầu nối” giữa lãnh đạo doanh nghiệp với bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm trong việc thực hiện kế hoạch đảm bảo các vấn đề về chất lượng, năng suất và chi phí sản xuất. Một quản đốc xưởng giỏi ngoài kiến thức chuyên môn, còn cần có những kỹ năng về quản lý – sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao. Cụ thể:

1. Kỹ năng quản lý

Quản đốc xưởng muốn đảm bảo tính hiệu quả công việc cần nắm chắc kỹ năng quản lý, bao gồm: quản lý nhân lực (con người) - quản lý máy móc, thiết bị - quản lý vật tư, kho hàng - quản lý giá cả đầu vào - quản lý môi trường - quản lý chất lượng sản phẩm,…

2. Quản lý sản xuất

Đảm bảo thực hiện quản lý sản xuất hiệu quả thông qua quản lý các đơn hàng: về chất lượng - thời gian giao hàng - năng lực sản xuất (của con người và máy móc) - … Phân tích, đánh giá và phát hiện ra đâu là điểm yếu nhất của dây chuyền sản xuất và tìm hướng khắc phục. Ngoài ra, việc tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa quản đốc với công nhân, công nhân với công nhân cũng góp phần rất lớn giúp môi trường làm việc thân thiện, hoạt động sản xuất trôi chảy,...

3. Tận dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực

Khi thực hiện đơn hàng, quản đốc xưởng phải xác định rõ nhiệm vụ công việc cụ thể của từng cá nhân/ nhóm tại từng thời điểm, đảm bảo tận dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực gồm: nhân công, thiết bị, vật tư và các vật liệu phụ khác để thực hiện đơn hàng. Muốn làm được điều này, người quản đốc phải dành thời gian quan sát và đánh giá khả năng của mọi người trong xưởng để xác định điểm mạnh của từng người và cá tính, mong muốn của họ thế nào để điều phối và phân công công việc phù hợp cho từng cá nhân, đảm bảo tất cả đều thể hiện được mặt năng lực tốt nhất của mình trong công việc.

4. Linh hoạt trong giải quyết vấn đề

Một quản đốc xưởng giỏi là người luôn bình tĩnh tiếp nhận sự việc và tự tin giải quyết vấn đề, luôn trong tư thế sẵn sàng đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn khi xảy ra các sự cố bất ngờ như mất điện, thiếu nhân công, thiếu chủng loại vật tư,…; linh hoạt bổ sung biện pháp thay thế, đồng thời xác định thời gian cần thiết để khắc phục sự cố phát sinh, đảm bảo mọi vấn đề xảy ra đều không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến tiến độ và hiệu quả công việc.

5. Không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân

Không chỉ học chuyên môn từ sách vở, học quản lý từ cấp trên, một quản đốc xưởng giỏi phải có chí cầu tiến, ham học hỏi, kể cả học từ chính công nhân cấp dưới của mình, học những gì liên quan đến công việc, con người, đối nhân xử thế,… để hoàn thiện bản thân, điều đó giúp ích rất nhiều trong việc quản lý con người, quản lý sản xuất.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan