Quản lý chất lượng và các vị trí công việc Quản lý chất lượng

Sản xuất (Vận hành, Gia công)

| 12 tháng 1 2021

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
Định nghĩa

Theo định nghĩa của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thì “Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm xác định và thực hiện chính sách chất lượng”

Hay một cách hiểu khác, quản lý chất lượng là việc đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng để đạt được mục tiêu chung. Quản lý chất lượng được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, áp dụng trên nguyên tắc đúng người, đúng việc và có hiệu quả. Không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không thì quản lý chất lượng luôn là việc cần thiết.

Tóm lại, quản lý chất lượng sản xuất bao gồm các hoạt động lập kế hoạch chất lượng kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.

Việc làm quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng sẽ bao gồm tất cả các công việc, hoạt động có định hướng và liên tục mà một công ty, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện để xác định mục tiêu, đường lối và trách nhiệm nhằm thỏa mãn được mục tiêu đề ra, thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng thông qua các quy trình, đường lối và quá trình lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng.

Hiện nay,việc quản lý chất lượng đã và đang được áp dụng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực từ công nghiệp cho đến thương mại, dịch vụ. Quản lý chất lượng được áp dụng trong sản xuất, trong mọi loại hình tổ chức, áp dụng từ quy mô lớn đến nhỏ, cho dù có hay không có tham gia vào thị trường quốc tế. Quản lý chất lượng sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho tổ chức, các công ty, doanh nghiệp làm đúng theo quy định của pháp luật trong việc quản lý chất lượng.

Quy trình của việc làm quản lý chất lượng
  1. Lập kế hoạch chất lượng
    • Đây là công việc đầu tiên trong quá trình quản lý chất lượng, trước khi bắt tay vào khâu kiểm soát chất lượng thì người làm cần phải xây dựng, lên kế hoạch các quy trình theo đúng chuẩn, nếu chỉ có một phần theo chuẩn thì chỉ gọi là “tiếp cập quản lý chất lượng”.
  2. Kiểm soát chất lượng
    • Đây là một trong những phần quan trọng của quản lý chất lượng. Quy trình này sẽ tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các yêu cầu kiểm tra, rà soát chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Ngoài ra, đây còn là quy trình kiểm soát các quá trình tạo, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, công ty, doanh nghiệp thông qua kiểm soát, kiểm tra các yếu tố như: môi trường làm việc, con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp sản xuất, thông tin quy trình sản xuất,...
  3. Đảm bảo chất lượng
    • Đây là quy trình tập trung vào việc phòng ngừa, ngăn ngừa những sai phạm, khiếm khuyết trong quá trình sản xuất. Quy trình đảm bảo chất lượng sẽ có trách nhiệm đảm bảo các thủ tục tiếp cận kỹ thuật, phương pháp và quy trình sản xuất được thực hiện một cách chính xác. Ngoài ra, các hoạt động, công việc trong quy trình đảm bảo chất lượng phải chú ý sát sao theo dõi và xác minh các hoạt động trong quá trình quản lý và phát triển sản xuất được tuân theo và có hiệu lực. 
  4. Cải tiến chất lượng
    • Trong quản lý chất lượng, quá trình cải tiến chất lượng sẽ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát,giảm lãng phí nhằm giảm thiểu những sự lãng phí trong quá trình sản xuất. Vấn đề cải tiến chất lượng gồm 2 loại là vấn đề chất lượng cấp tính và vấn đề chất lượng mãn tính. Cải tiến chất lượng vừa là cơ hội vừa là thách thức, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất,tạo thêm lợi ích cho tổ chức, khách hàng, nỗ lực không ngừng nhằm duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm với nguyên tắc sản phẩm sau phải tốt hơn sản phẩm trước và khoảng cách giữa các đặc tính sản phẩm với những yêu cầu của khách hàng ngày càng rút ngắn.
Một số nguyên tắc trong quản lý chất lượng

Quản lý các tiêu chuẩn chất lượng muốn hiệu quả, đồng bộ và mang đến kết quả tối ưu cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định:

  1. Thứ nhất, chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng, do đó việc quản lý chất lượng phải định hướng vào khách hàng. Cần liên tục tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối ưu.
  2. Thứ hai, các nhà quản lý cần được đào tạo kỹ năng lãnh đạo. Lãnh đạo cả tổ chức phải thống nhất mục đích, môi trường nội bộ của công ty, huy động nguồn lực để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty.
  3. Thứ ba, cần thực hiện quản lý có hệ thống, điều này sẽ giúp tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.
  4. Thứ tư, mọi công ty đều cần hướng đến mục tiêu cải tiến liên tục, điều này càng quan trọng hơn trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.
  5. Thứ năm, các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
  6. Thứ sáu, cần thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng, nâng cao sự ổn định của nguồn cung và khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên.
  7. Thứ bảy, cần học cách quản lý con người bởi con người là tài sản quan trọng của tổ chức, yếu tố quyết định cho sự phát triển.
Một số kỹ năng cần có khi làm việc quản lý chất lượng
  • Nhắm vào khách hàng
  • Có kỹ năng lãnh đạo
  • Có sự tham gia, đồng hành của mọi người
  • Nắm bắt quá trình
  • Có kỹ năng tiếp cận công việc theo hệ thống
  • Cải tiến liên tục
  • Đưa ra các quyết định dựa trên các số liệu thống kê, sự kiện thực tế
  • Tạo mối quan hệ tốt với người cung ứng
Một số vị trí việc làm trong quản lý chất lượng

1. Nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm (QC)

  • Trách nhiệm của Nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm (QC):
    • kiểm tra tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất, 
    • phát hiện ra sản phẩm lỗi kịp thời, 
    • phân loại, khắc phục nhằm nâng cao chất lượng cho các sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới. 
    • có chiến lược xây dựng quy trình quản lý chất lượng, 
    • thực hiện hướng dẫn quy trình chất lượng cho toàn bộ các công nhân, nhân viên nhà máy, 
    • có vai trò tiếp nhận và giải quyết các phản hồi của khách hàng, 
    • tìm ra giải pháp xử lý, đưa ra các quy định làm rõ yêu cầu chất lượng đối với nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, 
    • nắm giữ vai trò điều hành việc thực hiện các mục tiêu sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
  • Yêu cầu đối với Nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm (QC): 
    • đã từng trải qua quá trình đào tạo,
    • tốt nghiệp đại học chuyên ngành có liên quan, 
    • có am hiểu về QA, QC trong ngành sản xuất, 
    • có thể giao tiếp bằng tiếng Anh và ngoại ngữ khác (nếu cần), 
    • thành thạo kỹ năng vi tính và đặc biệt là các phần mềm Microsoft Office,
    • có kiến thức về quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

2. Trưởng phòng quản lý chất lượng

  • Trách nhiệm của Trưởng phòng quản lý chất lượng:
    • Quản lý các bộ phận QC
    • Triển khai, vận hành, duy trì, cải tiến hệ thống ISO, 5S tại công ty
    • Quản lý và kiểm soát chất lượng hàng hóa
    • Theo dõi, kiểm soát tiến độ giao hàng
    • Sử dụng các thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa của công ty
    • Tiếp nhận và giải quyết các góp ý phản ánh, khiếu nại từ khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm của công ty
    • Giám sát việc thực hiện công việc, tiến độ của nhân viên trong bộ phận
    • Sắp xếp, phân công công việc, quản lý nhân sự, quản lý dữ liệu,... trong quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm
    • Tham gia quản lý toàn bộ chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm
    • Báo cáo với Ban giám đốc, ban lãnh đạo về tình hình kinh doanh, sản xuất của bộ phận phụ trách
  • Yêu cầu đối với Trưởng phòng quản lý chất lượng: 
    • tốt nghiệp đại học chuyên ngành có liên quan, 
    • có kiến thức tin học văn phòng tốt, 
    • có kỹ năng sắp xếp, phân công công việc, quản lý nhân sự, quản lý dữ liệu, 
    • có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng hoặc ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

3. Quản lý sản xuất

  • Trách nhiệm của Quản lý sản xuất: 
    • quản lý và báo cáo tình hình, năng lực sản xuất của phân xưởng (chất lượng hoạt động của máy móc, năng suất nhân lực, tình trạng vật tư, phương pháp vận hành,...)
    • Hướng dẫn quy trình thực hiện theo quy tắc cho cán bộ nhân viên trong phân xưởng
    • Thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn (từ bắt đầu đến kết thúc)
    • Duy trì các hoạt động 5S trong toàn nhà máy và dây chuyền sản xuất
    • Xử lý các sự cố về chất lượng, vật tư và các tình huống khác phát sinh khác trong quá trình sản xuất
    • Báo cáo kết quả sản xuất, nhật ký công đoạn
    • Đưa ra đánh giá và đề xuất các sáng kiến cải tiến trong lĩnh vực quản lý
    • Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, năng suất hoạt động theo từng ca sản xuất
  • Yêu cầu đối với Quản lý sản xuất: 
    • từng trải qua quá trình học tập và tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng với chuyên ngành liên quan, 
    • có kỹ năng quản lý hiện trường, 
    • nhanh nhạy trong việc nắm bắt vấn đề và giải quyết xung đột, 
    • có khả năng giao tiếp, 
    • có kỹ năng sử dụng các phần mềm Microsoft Office, 
    • có tư duy quan sát, nhạy bén, trung thực, cẩn thận, hòa đồng.

4. Nhân viên quản lý dây chuyền sản xuất

  • Trách nhiệm của Nhân viên quản lý dây chuyền sản xuất:
    • Quản lý dây chuyền sản xuất
    • Tìm hiểu các hình thức sản xuất hiện tại để đưa ra phương pháp cải tiến công đoạn sản xuất
    • Thực hiện theo quy chuẩn 5S
    • Phát hiện các sản phẩm, hàng hóa lỗi và đưa ra giải pháp khắc phục, xử lý sự cố
    • Lên phương án văn bản hóa quy trình sản xuất
    • Lập kế hoạch sản xuất
    • Theo dõi tiến độ sản xuất
    • Chịu trách nhiệm và quản lý các tài liệu liên quan đến sản xuất
    • Quản lý cán bộ, công nhân viên
  • Yêu cầu đối với Nhân viên quản lý dây chuyền sản xuất: 
    • chịu được áp lực công việc cao, 
    • tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên với các chuyên ngành có liên quan đến công việc, 
    • có kỹ năng, kinh nghiệm quản lý hiện trường sản xuất, 
    • có khả năng giao tiếp.
Nguồn bài viết
Bài viết liên quan