3 tips viết CV Business Analyst dễ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng

Trình bày hồ sơ năng lực và đơn ứng tuyển chuyên nghiệp

| 19 tháng 8 2021

| bởi CTW.vn

image

Đầu tiên, bạn cần hiểu tầm quan trọng của Keywords thích hợp trong CV

Cho dù bạn có hoàn thành tốt công việc của mình đến đâu, nếu CV của bạn không đạt yêu cầu, rất có thể các nhà tuyển dụng sẽ không biết bạn tồn tại. Điều này xảy ra do Hệ thống Theo dõi Ứng viên (ATS) quét CV của bạn trước khi đến tay các nhà tuyển dụng.

Theo các xu hướng gần đây, các Keywords thích hợp trong CV của một Business Analyst là:

Microsoft Access, SQL, Phân bổ nguồn lực, Phân tích kinh doanh, Phân tích tài chính, Xây dựng mối quan hệ, Thu thập thông tin, Báo cáo tiến độ, Báo cáo kỹ thuật, Phân phối hàng tồn kho, Thiết kế phần mềm, Phân tích thiết kế, Cải tiến quy trình, Nghiên cứu, Lập kế hoạch chiến lược, Teamwork, Giải quyết vấn đề, Tư duy phản biện, Kỹ năng giao tiếp,...

Các Keywords trong CV của một Business Analyst có thể thay đổi đôi chút do yêu cầu của mỗi vị trí BA trong doanh nghiệp là khác nhau. Vì vậy, một tip nhỏ cho các bạn mỗi khi ứng tuyển CV: Hãy xem qua JD, sau đó, copy các keywords liên quan vào CV của bạn.

Sau đây là 3 tips giúp bạn viết CV cho vị trí Business Analyst dễ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

1. Đầu tư viết “ Mục tiêu nghề nghiệp ”

Ấn tượng đầu tiên là chìa khóa. Các nhà tuyển dụng thường có lịch trình dày đặc với hàng chục, hàng trăm người nộp CV. Do đó, họ không thể dành quá nhiều thời gian CV của bạn.

Vì vậy, bạn nên bắt đầu CV của mình với một số điểm quan trọng sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bắt đầu phần mục tiêu CV của bạn bằng cách nêu rõ:

  • Số năm kinh nghiệm của bạn trong ngành
  • Các nhiệm vụ/ công việc chính mà bạn đã làm.

Khi quyết định bổ sung nhiệm vụ nào, hãy sử dụng JD của bên ứng tuyển làm hướng dẫn. Ví dụ: Nếu công việc bạn đang ứng tuyển nhấn mạnh vào khả năng phân tích chi phí - lợi ích, thì hãy thêm bất kỳ nhiệm vụ phân tích chi phí - lợi ích nào bạn đã từng làm vào mục tiêu nghề nghiệp.

  • Tiếp theo, bạn nên giới thiệu một số phẩm chất nổi bật có thể giúp ích cho công ty.

Các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm mạnh mẽ khi biết ứng viên có “các kỹ năng mềm quan trọng và khả năng tư duy/ phân tích sâu sắc”. Tuy vậy, khi bạn viết những phẩm chất đó vào CV, hãy đảm bảo những phẩm chất đó được chứng minh trong phần Kinh nghiệm làm việc. Nếu không, nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn chỉ đang cố “múa rìu qua mắt thợ”.

  • Cuối cùng, hãy thêm vào CV bằng cấp học vấn của bạn và bất kỳ chứng chỉ nào liên quan tới công việc.

Liệt kê các chứng chỉ trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

2. Viết chi tiết mục “Kinh nghiệm làm việc”

Một BA ở các công ty khác nhau có trách nhiệm và đầu mục công việc cần làm khác nhau. Việc tuyên bố rằng bạn là một “Business Analyst” ở tất cả các công ty cũ là quá mơ hồ. Một nhà tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT có thể không biết trách nhiệm của một Business Analyst trong lĩnh vực y tế là gì. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải viết thật chi tiết các đầu mục nhiệm vụ từng làm.

Ví dụ: Hãy so sánh, bạn nghĩ người tuyển dụng sẽ thích cái nào hơn?

  • Lựa chọn A: Dịch các yêu cầu của các bên liên quan thành hơn 10 phân phối hữu hình khác nhau như: thông số kỹ thuật , user case, user story, sơ đồ quy trình làm việc/ quy trình và luồng dữ liệu/ sơ đồ mô hình dữ liệu.
  • Lựa chọn B: Dịch các yêu cầu của các bên liên quan thành hơn 10 phân phối hữu hình khác nhau

Đáp án: Đó là A.

Lời khuyên này có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy có bao nhiêu hồ sơ xin việc bỏ qua những chi tiết quan trọng như trên.

Cuối cùng, hãy dành chút thời gian để thêm một số chi tiết có thể định lượng được vào phần kinh nghiệm của bạn.

Ví dụ: Một người nộp CV viết, "Đánh giá rủi ro liên quan đến việc: thực hiện các yêu cầu, quy trình thử nghiệm, truyền thông dự án và đào tạo; tiết kiệm cho công ty trung bình $ 5.000+/1 năm".

Điều này cung cấp cho người tuyển dụng dữ liệu có thể đo lường được như một lời đảm bảo trước rằng bạn có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được yêu cầu. Nếu bạn đã từng làm việc bám sát budget hoặc deadline nghiêm ngặt, hãy thêm các số liệu đó vào CV nhé.

3. Phần Kỹ năng là màu sắc cá nhân của bạn

Mẹo để phần Kỹ năng thêm phần sống động, hãy sử dụng các tính từ như “Chuyên gia”, “Có tay nghề” và “Thành thạo”.

Top skills xuất hiện trong CV của một Business Analyst phải bao gồm cả Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm.

3.1. Kỹ năng cứng 

Là các kỹ năng liên quan đến trình độ chuyên môn kỹ thuật, các kỹ năng liên quan đến chức danh công việc. Sau đây là những kỳ vọng rất cơ bản của nhà tuyển dụng về kỹ năng cứng của bạn:

  • Bằng cử nhân kinh doanh và ngành liên quan đến CNTT
  • Hiểu biết về quy trình phân tích Kinh doanh
  • Hiểu biết về các chức năng khác nhau trong tổ chức để hỗ trợ quá trình thu thập yêu cầu
  • Cung cấp tài liệu và là cầu nối giữa nhiều bộ phận trong quá trình của dự án

3.2. Kỹ năng mềm 

Là các kỹ năng liên quan đến sự phát triển của từng cá nhân. Đó là những kỹ năng mà mỗi người học được qua các bài học của cuộc sống, qua một công việc cũ như:

  • Hiểu biết về các lĩnh vực trong kinh doanh (marketing, tài chính, quản trị kinh doanh,...)
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng tư duy phản biện
  • Khả năng ra quyết định
  • Kỹ năng tổ chức
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
  • Ms. Mai Meo. Việc làm BA. "3 tips viết CV Business Analyst dễ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng." Truy cập: 19/08/2021.
  • Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan