Quan điểm về sự xuất hiện của lực lượng lao động kết hợp

Tin tức

| 27 tháng 2 2021

| bởi CTW.vn

image

Khi bạn đọc đến dòng này, Singapore có thể đang tiến gần đến giai đoạn 3 của quá trình mở cửa an toàn trở lại của đất nước.

Sau một năm 2020 đầy biến động, đây sẽ là một bước phát triển đáng hoan nghênh đối với nhiều người dân Singapore - những người khao khát được quay lại trạng thái “bình thường” như thời kỳ trước COVID-19. Tuy nhiên, trong khi các quy định về hoạt động xã hội sẽ tiếp tục được nới lỏng trên toàn quốc, thì nơi làm việc vẫn khó có thể quay trở lại hoàn toàn như trước đại dịch.

Vào tháng 10 năm 2020, Gan Kim Yong - Bộ trưởng Y tế Singapore đã đưa ra nhiều gợi ý để giữ cho nơi làm việc “an toàn” và “giảm sự đông đúc” là nhân viên nên tiếp tục làm việc tại nhà ít nhất nửa thời gian làm việc của họ. Và không nên có hơn 50% số nhân viên tại nơi làm việc cùng một lúc.
Gia nhập lực lượng lao động kết hợp của năm 2021.

Mặc cho quyết định quay trở lại nơi làm việc và tính khả thi ra sao, các chỉ thị của chính phủ sẽ mang tính quyết định đáng kể. Các tổ chức trên khắp châu Á phải đưa ra những quyết định quan trọng khi bắt đầu hoạch định chiến lược kinh doanh cho năm 2021.

Các nhà giám đốc nhân sự cần khẩn trương và đưa ra quyết định đúng đắn trong bối cảnh đại dịch và nơi làm việc hiện tại. Ví dụ, khi nào nhân viên nên quay trở lại làm việc tại văn phòng? Làm thế nào để giữ an toàn cho nhân viên? Công ty đã lắng nghe những mối lo của nhân viên trước khi yêu cầu họ quay lại văn phòng hay bắt buộc họ ở nhà chưa? Đâu là các vấn đề pháp lý tiềm ẩn cần xem xét trước khi thực hiện quay lại hoàn toàn hoặc một phần nơi làm việc?

Ngược lại, một số công ty, tổ chức quyết định sẽ áp dụng vĩnh viễn hình thức làm việc tại nhà (work from home - WFH). “Làm việc tại nhà” (WFH) có thể trở thành một thuật ngữ mang tính hiện hành khi sự di động dần trở thành giải pháp then chốt cho những người đang tìm cách rời khỏi công việc tại văn phòng theo truyền thống.

Thay vào đó, “làm việc từ mọi nơi” hay “làm việc từ bất cứ đâu” (work from anywhere - WFA) được coi là đồng nghĩa với “làm việc từ xa” (remote work). Khi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tiếp tục phát triển nhảy vọt khắp châu Á, bất kỳ địa điểm nào với môi trường thuận lợi và có kết nối Internet ổn định đều có thể trở thành nơi làm việc lý tưởng cho những người làm việc từ xa.
Chẳng hạn như một khách sạn 5 sao ở đường Gurney Drive (Penang, Malaysia) đã giới thiệu một không gian làm việc chung cho người đi làm xa gia đình. Trong khi đó, một khách sạn khác tọa lạc tại trung tâm phố cổ George Town (Penang) đã chuyển toàn bộ dãy phòng cao cấp thành phòng hội họp và cho phép sức chứa từ 6-8 người mỗi phòng.

Dù đó là trở lại văn phòng làm việc như cũ hay chuyển hoàn toàn sang “làm việc tại nhà” hay “làm việc từ mọi nơi”, thì đâu mới là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp và giám đốc nhân sự nên cân nhắc trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào?

Hãy bắt đầu bằng việc đặt nhân viên làm trọng tâm trong mọi quá trình đưa ra quyết định. Đây có thể sẽ là phương pháp khéo léo nhất để phát triển về sau. Mặc dù sự an toàn về mặt thể chất của nhân viên sẽ là ưu tiên hàng đầu khi cả thế giới đều trông chờ một loại vắc-xin hiệu quả chống lại đại dịch, các doanh nghiệp, tổ chức cũng cần quan tâm xem xét sức khỏe tinh thần của nhân viên. Nhất là vào thời điểm này, khi nhiều người vẫn cảm thấy căng thẳng hoặc bất an về  tương lai.
Jason Averbook - Diễn giả hàng đầu thế giới, Giám đốc điều hành và Đồng sáng lập của Leapgen bình luận: “Suy cho cùng, cuộc đời con người rất mong manh và chúng ta lại đang sống trong thời kỳ biến đổi nhanh chóng khôn lường”. 
Tại sự kiện ảo HRM Asia’s CHRO Online Series, ông nhấn mạnh: 
“Thay vì chỉ cho ra đời nhiều quy trình hay nhiều công cụ hơn, các giám đốc nhân sự cần cho nhân viên thấy rằng công ty thực sự quan tâm đến họ”.

Ông nói thêm: “Trong khi các nhà lãnh đạo cần phát triển, triển khai và đánh giá các chiến lược, họ cũng cần đảm bảo bản thân có đủ tư duy và tầm nhìn để thành công, đồng thời có thể tái triển khai hiệu quả các nguồn lực một cách linh hoạt”.

Về cơ bản, ý chính của thông điệp là: Nếu không có sự ủng hộ và cam kết của nhân viên, chiến lược hay kế hoạch kinh doanh dù được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu cũng khó có thể thành công, bất kể nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc hay tiếp tục làm việc từ xa.

Năm 2020 là năm nhiều doanh nghiệp, tổ chức không hề nhận thức trước được mức độ gián đoạn chưa từng có mà đại dịch gây ra. Mặc dù năm 2021 sẽ bắt đầu bằng sự vô định kéo dài, nhưng các công ty, tổ chức đang có ưu thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đổi mới và tái định vị khi bắt đầu phục hồi sau đại dịch bằng chiến lược lấy con người trọng tâm.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan