Tính cách nào làm một Nhà lãnh đạo trở nên khác biệt với một Nhà quản lý?

Tin tức

| 27 tháng 5 2021

| bởi CTW.vn

image

Việc không phát triển kỹ năng lãnh đạo của bản thân có thể đang cản trở sự thăng tiến của các Nhà quản lý.

Dù đó là thiếu khả năng thuyết phục hay truyền cảm hứng cho người khác, xây dựng chiến lược hay tương tác với các thành viên trong đội nhóm về mặt cảm xúc, những người làm cấp trên nhưng lại bỏ qua điểm yếu của đội ngũ nhân viên sẽ có nguy cơ mãi bị mắc kẹt ở cuối nấc thang quản lý — trừ khi họ học cách khai thác những phẩm chất cần có để trở thành một nhà lãnh đạo cấp cao.

Ryan Denehy - CEO của Electric, công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ CNTT đặt trụ sở tại New York cho biết: “Tôi thường thấy các Nhà quản lý tự cản đường bản thân và đội nhóm của họ khi chối bỏ sự thật rằng họ đang tự cản đường và buông bỏ trách nhiệm mỗi ngày. "Việc chuyển đổi từ vị trí Quản lý sang vị trí Lãnh đạo đòi hỏi cần phải có một sự đổi mới về mặt nhận thức bắt đầu từ việc quản lý các chiến thuật và hướng đến tập trung vào quá trình đưa ra các quyết định mang tính chiến lược."

Thực tế là, các nhân viên sẽ muốn làm việc với những người mà họ xem là Lãnh đạo và các dữ liệu thống kê được cũng chứng minh cho điều đó.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Cornell đã cho thấy một số lượng đáng kể các nhân viên thích làm việc với CEO, người có những biểu hiện mà tác giả của nghiên cứu gọi là phẩm chất cần có của một "lãnh đạo kiểu mẫu".

Định nghĩa “Nhà lãnh đạo” với “Người quản lý”

Joe Wilson - Cố vấn nghề nghiệp cấp cao của MintResume ở Los Angeles cho biết: “Mọi người thường nghĩ rằng Người quản lý và Nhà lãnh đạo là giống nhau, nhưng sự thật thì không phải vậy. Vai trò của Người quản lý là đảm bảo tất cả mọi người đang làm những gì họ “phải làm” để đưa ra các chiến lược hiệu quả, quy trình làm việc năng suất cũng như các thủ tục cũng đang hoạt động hiệu quả. Họ giám sát, xem xét, kiểm soát và quản lý."  

Mặt khác, Nhà lãnh đạo là người sáng tạo, có tư duy chiến lược và đóng vai trò xây dựng doanh nghiệp. Wilson nói thêm: “Các Nhà lãnh đạo không bận tâm nhiều đến việc quản lý các quy trình, dù họ được trang bị các kiến thức cần thiết để làm điều đó." Họ là những người có tầm nhìn, có động lực và thiên hướng thúc đẩy mọi thứ phát triển về phía trước. Các Nhà lãnh đạo cũng dễ gần và truyền cảm hứng. Do đó đội ngũ nhân viên luôn tôn trọng và muốn đi theo sự dẫn dắt của họ."  

Các Nhà lãnh đạo cũng có xu hướng cảm xúc mạnh mẽ và ổn định và có sự cảm thông lớn với người khác.  

Doug Noll - Người được ủy quyền và Cố vấn cho lãnh đạo cấp cao tại Mobius Executive Leadership ở Clovis, Calif cho biết: “Các Nhà quản lý có xu hướng phát triển quá mức về mặt kỹ thuật nhưng lại ít phát triển về mặt cảm xúc, trong khi các Nhà lãnh đạo giỏi lại có các kỹ năng liên quan đến cảm xúc khá mạnh mẽ. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa người quản lý và người lãnh đạo."

Công ty và nhân viên mong muốn điều gì từ các Người lãnh đạo

Các vị trí Giám đốc điều hành kinh doanh - Những người được đồng nghiệp, nhân viên và quản lý cấp trên xem là Người lãnh đạo luôn luôn được săn đón.

David Nico - Một nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts cho biết: “Các công ty sẽ ưu tiên hơn những Giám đốc điều hành cấp cao có những đặc điểm, tính cách lãnh đạo đó.

Nico cũng là người đang nghiên cứu mối liên hệ giữa “khả năng lãnh đạo”, “hành vi tổ chức” và “sự hạnh phúc, khỏe mạnh của nhân viên”. Anh cho biết: “Những đặc điểm này thường bao gồm sự đổi mới, thích nghi, tầm nhìn, giá trị, nguồn năng lượng, mô hình hành vi ứng xử, am hiểu về chiến lược và các nguyên tắc. "Những Người lãnh đạo sẽ tập trung vào bức tranh tổng thể, kết quả dài hạn cũng như lợi ích chung của tổ chức và các bên liên quan."

Việc nắm bắt được tâm lý của người ủng hộ giúp các Lãnh đạo có thiên hướng trí tuệ cảm xúc bước lên một tầm cao mới. "Họ thấm nhuần tinh thần đồng đội và nguồn động lực để tác động đến sự thay đổi mà họ muốn. Các kỹ năng xã hội sẽ giúp họ thiết lập các mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, chính trực và thuyết phục. Họ thể hiện rằng họ sẵn lòng thay đổi bằng cách làm gương".

Đội ngũ nhân viên luôn tìm kiếm những người lãnh đạo mà họ có thể tin tưởng, trông cậy để đưa công ty phát triển theo hướng tích cực.

Sarah Thomas - Giám đốc Marketing của Endominance, một nền tảng xuất bản nội dung về kinh doanh cho biết: “Đội ngũ nhân viên luôn tìm kiếm một nhà lãnh đạo tin tưởng họ, luôn ghi nhận những góp ý quan trọng nhất của họ cũng như có thể định hướng để họ thành công trong tương lai.” 

“Họ sẽ sẵn lòng ủng hộ một người lãnh đạo mà họ tôn trọng và tin tưởng, người luôn thúc đẩy họ phát triển. Các nhân viên sẽ không có cảm hứng làm việc cùng một người quản lý vi mô hoặc thiếu lòng tin đối với đội nhóm của họ."

Để phát triển thành một người lãnh đạo

Làm thế nào một người quản lý có thể bước ra khỏi vai trò quản lý nặng nề của mình và phát triển thành một lãnh đạo thực thụ?

Theo Karen Oakey - Giám đốc nhân sự của Fracture, một công ty thương mại điện tử có trụ sở tại thành phố Gainesville của tiểu bang Florida, “Hành trình trở thành một lãnh đạo công ty bắt đầu bằng sự tự phản ánh và suy ngẫm về bản thân.”

Cô cũng cho biết thêm: “Chúng ta phải tự đánh giá bản thân một cách trung thực trước, ghi nhận những góp ý, phản hồi từ đội nhóm, đồng nghiệp và ban quản lý. Sau đó hãy hoàn thành những nhiệm vụ dở dang, sửa chữa những thiếu sót này để tìm được chỗ đứng vững chắc trên hành trình trở thành lãnh đạo:

Áp dụng một phương pháp phổ biến. Tìm một người cố vấn (mentor) hoặc huấn luyện viên (coach) để hỗ trợ khi bạn có thắc mắc hoặc đang cảm thấy lạc lối.

Phát triển sự cảm thông dạt dào. Chỉ số thông minh cảm xúc và lòng trắc ẩn đối với người khác là điều hết sức quan trọng để trở thành một người lãnh đạo thực thụ.

Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Nhận thức được rằng mỗi một nhân viên đều có một cuộc sống riêng. Cuộc sống thường nhật cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến lối sống trong công việc của họ.

Đánh giá công ty để nhìn thấy những triển vọng mới mẻ. Ghi nhận những phản hồi từ đội nhóm và quan điểm từ mọi phía.

Trách nhiệm. Một trong những đặc điểm quan trọng bậc nhất nhưng lại bị đánh giá thấp của một người lãnh đạo thực thụ là khả năng thừa nhận và nhận trách nhiệm giải trình khi mọi thứ không diễn ra như đúng kế hoạch.

Oakey nói thêm: “Một người lãnh đạo gặt hái được thành quả bằng cách truyền cảm hứng, khích lệ, động viên và khuyến khích đội nhóm của họ hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong một môi trường mà quá trình học hỏi hay vấp ngã đều được hỗ trợ.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan