Tư duy sở hữu có thể làm thay đổi văn hóa của doanh nghiệp

Tin tức

| 15 tháng 6 2021

| bởi CTW.vn

image

Thành công của một công ty thường được đo lường bằng sự gia tăng giá trị cổ phiếu của công ty đó. Đó là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đang tìm kiếm. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào,  dù là lớn hay nhỏ, việc gắn kết lợi ích của nhân viên với lợi ích cổ đông là một cách hữu hiệu giúp thúc đẩy văn hóa ‘làm chủ sở hữu’ hay, nói một cách ngắn gọn, văn hóa ‘làm chủ’.

Hành động và suy nghĩ của người làm chủ thường khác với người làm thuê. Các chủ sở hữu thường có đầy nhiệt huyết và cam kết mạnh mẽ cho sự thành công của công ty. Công việc kinh doanh không đơn thuần chỉ là tạo nguồn thu nhập, mà còn là một phần bản sắc của những người chủ sở hữu. Do đó, họ coi thành công của doanh nghiệp chính là thành công của họ.

Xét trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ. Sự đam mê và động lực của doanh nhân chính là những nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Kinh nghiệm của bản thân tôi cho thấy, đa số những doanh nhân thành  đạt đều cho rằng sự thành công của doanh nghiệp chính là nhờ vào tâm huyết và tư duy của người chủ doanh nghiệp 

Bạn sẽ không khởi nghiệp với lý do đơn giản là bạn kỳ vọng công việc kinh doanh sẽ thành công. Công việc kinh doanh chính là kế sinh nhai. Vì thế, nó phải hoạt động để nuôi sống gia đình bạn, để tạo nơi ăn chốn ở cho bạn, cho bạn nhận thức về mục đích và hướng đi. Việc chấp nhận rủi ro (khi khởi nghiệp) giúp thúc đẩy sự đổi mới và gắn bó trong chính bản thân doanh nghiệp.

Nhưng tất nhiên, khái niệm “làm chủ hay chủ sở hữu” không nhất thiết chỉ gắn với các doanh nghiệp nhỏ. Với các doanh nghiệp, tập đoàn vừa và lớn  khi cho nhân viên sở hữu một phần của doanh nghiệp, họ thường nhận thấy kết quả kinh doanh tốt hơn, suất đầu tư tốt hơn, và nhân viên cũng trung thành hơn .

Tất cả chúng ta đều muốn có một mức lương cao và được trả công xứng đáng với chuyên môn của mình. Nhưng chúng ta đều biết rằng lương không phải lúc nào cũng là chỉ số tốt nhất về năng suất làm việc. Sự công nhận, hay ghi nhận, cũng quan trọng không kém. Và để các nhân viên sở hữu một phần của công ty chính là cách công nhận tốt nhất.

Tôi đã ấp ủ ý tưởng về văn hóa chủ sở hữu trong một thời gian dài. Tôi đã kinh qua nhiều vị trí khác nhau trong quản trị doanh nghiệp, nhưng mãi đến khi trở thành CEO vào cuối năm 2018, tôi mới thực sự có đủ khả năng đưa lý thuyết học được của mình vào trong thực tế.

Trong sách trắng về văn hóa chủ sở hữu, công ty tư vấn về quản lý Oliver Wyman Delta nêu rõ: “Một ‘văn hóa chủ sở hữu’ đúng nghĩa là nơi mà nhân viên cảm thấy có sự đóng góp đáng kể của mỗi cá nhân vào kết quả hoạt động chung của công ty. Nó tạo ra một môi trường làm việc nơi mà việc làm được định hướng bởi giá trị hơn là quy tắc. Ngay cả khi "không có ai theo sát hay kèm cặp", mọi người vẫn cân nhắc mỗi quyết định về chi tiêu như thể họ thực sự là chủ sở hữu vậy. "Đó chính là suy nghĩ mà chúng tôi mong muốn tất cả nhân viên của mình tuân thủ: Khi không có người giám sát, hãy đưa ra quyết định như thể bạn là chủ sở hữu.

Tính đến tháng 04/2019, chỉ vài tháng sau khi tôi gia nhập, công ty của chúng tôi bắt đầu phát triển tư duy “chủ sở hữu” bằng cách cho tất cả nhân viên ở khu vực Bắc Mỹ trở thành cổ đông của công ty. Động thái đó đã khiến hơn 6.500 nhân viên trở thành chủ sở hữu. Nó cũng giúp chúng tôi điều chỉnh lại mục tiêu của công ty và các cổ đông.

Đây là bước đi mà bất kỳ công ty nào cũng không nên xem nhẹ. Cùng với việc có được sự ủng hộ từ nhân viên, nó cũng làm tăng kỳ vọng và thúc đẩy sự giám sát chặt chẽ hơn. Đồng thời, động thái này còn làm cho nhân viên có được cảm nhân mình là người lãnh đạo, và hệ quả là họ sẽ có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn, tạo năng suất lao động cao hơn. 

Mục tiêu của việc cho nhân viên trở thành cổ đông này không phải chỉ là để xây dựng sự thịnh vượng cho đội ngũ nhân viên của bạn, trong trường hợp giá trị cổ phiếu tăng. Mục tiêu thực sự  là tạo nên một tư duy mà những nhân viên dù ở vị trí nào cũng sẽ tự hỏi bản thân: “Quyết định này có mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta không?” Suy nghĩ này hẳn sẽ hay hơn việc đội ngũ nhân viên chỉ làm những công việc như thường ngày và không thể đưa ra những quyết định cần thiết, hay đẩy trách nhiệm cho người giám sát hoặc quản lý?. Việc giúp cho nhân có khả năng quyết đoán chính là văn hóa chủ sở hữu mà chúng tôi tìm kiếm.

Mặc dù quá trình này vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu, nhưng chúng tôi đã nhận thấy nhân viên gắn kết hơn và các câu hỏi họ đặt ra cho lãnh đạo công ty cũng có chiều sâu hơn. Có thể nhận thấy sự hiện diện rõ hơn ‘cam kết’ của nhân viên và câu hỏi phổ biến nhất mà tôi nhận được khi lướt trang web của công ty là về “cách tăng giá trị cổ phiếu”.

Mỗi năm, hàng trăm nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp trên khắp nước Mỹ, hầu hết trong số họ là các doanh nghiệp nhỏ, nơi các chủ sở hữu dồn hết tâm huyết và mồ hôi nước mắt của họ vào đó. Họ làm điều đó vì niềm đam mê muốn thành công và tin tưởng vào những gì họ đang tạo ra. Tại các công ty lớn và nhỏ, tư duy làm chủ còn giúp thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ. Khi mà lợi ích của từng nhân viên gắn kết chặt chẽ với kết quả kinh doanh của công ty. Đó là kết quả mong đợi, nó là một phần trong gen của con người tôi.

Các bài viết cùng chủ đề
Nguồn bài viết
Bài viết liên quan